Tính Toán Lựa Chọn Thiết Bị Điện Cho Công Trình Xây Dựng – Học Liệu Số Ebooks PDF Lưu Free

Tính Toán Lựa Chọn Thiết Bị Điện Cho Công Trình Xây Dựng – Học Liệu Số Ebooks PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: , Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 2 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Tính Toán Lựa Chọn Thiết Bị Điện Cho Công Trình Xây Dựng – Học Liệu Số Ebooks PDF ”

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Sự hiểu biết về các đặc điểm của các công trình xây dựng, đặc biệt là công trình xây dựng cao tầng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiết kế và lựa chọn thiết bị điện cho công trình.

1.1 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG – CÔNG TRÌNH CAO TẦNG

Trong xã hội tồn tại nhiều loại hình công trình xây dựng khác nhau, với nguyên lý thiết kế kiến trúc, công năng, vật liệu xây dựng và cấu tạo có nhiều khác biệt. Từ những công trình thấp tầng được xây dựng với nguyên lý và vật liệu đơn giản, phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu thiết yếu nhất của con người đến các công trình cao tầng có công năng phức hợp, sửdụng những giải pháp thiết kế hiện đại, vật liệu mới và hệ thống kỹ thuật bên trong công trình hết sức phức tạp….

Thực tế đã chứng minh từ xa xưa, con người đã có nhu cầu luôn luôn vươn cao và trong kiến trúc cũng như vậy. Những thời điểm đó, các công trình xây dựng cao tầng chưa phát triển, đa số các công trình cao tầng thời đó xây dựng theo kiến trúc cổ với công năng đặc biệt phục vụ cho nhà vua. Có nhiều di tích cho mãi đến bây giờ nó vẫn tồn tại và đang là một di sản của kiến trúc thế giới. Trong bảy kỳ quan của thế giới có một công trình kiến trúc cao tầng khá nổi tiếng, đó là ngọn hải đăng ở cảng Alexandria xây dựng năm 280 trước công nguyên cao tới 150m và được xây dựng với thợ thủ công, sử dụng đá làm vật liệu chính, với hệ thống kỹ thuật bên trong tòa nhà rất thô sơ,… Quá trình phát triển của loài người nói chung, sự gia tăng dân số đô thị và sự phát triển của các đô thị hiện đại đã thúc đẩy phát triển nhiều công trình xây dựng cao tầng có công năng phức hợp và hệ thống kỹ thuật công trình, trang thiết bị phức tạp,… Bên cạnh đó, việc phát triển mạnh của các phương tiện giao thông, các loại vật liệu gang thép, xi măng…, các kỹ thuật hiện đại của hệ thống kỹ thuật công trình như: cung cấp điện, các trang thiết bị,… đã tạo điều kiện cơ sở vật chất cho việc xây dựng các công trình cao tầng.

Công trình xây dựng cao tầng sở dĩ có thể tồn tại và phát triển, chủ yếu là do những đặc điểm sau đây:

– Tiết kiệm đất xây dựng: Đây là động lực chủ yếu của việc phát triển công trình xây dựng cao tầng ở các đô thị. Sự phát triển của kinh tế đô thị và tập trung dân số đã làm tăng thêm nhu cầu phát triển nhà cửa, sự căng thẳng về đất đai xây dựng đã là mâu thuẫn chủ yếu, vì vậy con đường giải quyết ngoài việc mở rộng thích đáng ranh giới đô thị thì phải suy nghĩ đến việc trên một diện tích có hạn xây dựng nhà cửa nhiều hơn và tốt hơn; h

– Kiến trúc cao tầng khiến cho công tác và sinh hoạt của con người được không gian hóa, khiến cho sự liên hệ theo chiều ngang và theo chiều đứng được kết hợp lại với nhau, rút ngắn diện tích tương hỗ, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất và làm tiện lợi cho việc sử dụng. Vídụ: đối với khách sạn, nếu đem khối ở, nhà ăn, các khu vực công cộng, các phòng hành chính quản trị làm việc, gara ô tô phân bố vào nhiều tòa nhà khác nhau và ít tầng, không những đã chiếm dụng một diện tích xây dựng, mà còn đem lại rất nhiều điều bất tiện cho khách ở và công tác quản lý; nếu đem các thành phần trên gộp vào một công trình cao tầng, sẽ có thể giải quyết mâu thuẫn trong sử dụng và quản lí. Đối với ngành công nghiệp nhẹ và kỹ thuật cao, nếu đem các phân xưởng, kho nguyên vật liệu và thành phẩm, hệ thống sinh hoạt và quản lí sắp xếp trêm mặt đất, thời gian trung chuyển phi sản xuất và chi phí quản lí sẽ chiếm tỉ trọng lớn; nếu tập trung nhà máy vào một công trình cao tầng, có thể rút ngắn mạng lưới đường ống và khoảng cách vận chuyển của quá trình xản suất, giảm giá thành xây dựng.

Để giải quyết các mâu thuẫn giữa công tác cư trú và sinh hoạt của con người trong việc phát triển của đô thị, đã xuất hiện các yêu cầu đáp ứng mọi loại sử dụng trong một công trình kiến trúc độc nhất. Ví dụ: trong nhà ở, ngoài những phòng ở còn phải có các phương tiện phục vụ và các yêu cầu mua bán các loại thực phẩm phục vụ hàng ngày, cho nên ngoài việc xây dựng nhà ở còn phải xây các công trình dịch vụ và thương mại; nếu đem hai yếu tố trên kết hợp lại, ở các tầng dưới của nhà ở thiết kế những không lớn, để bố trí trong đó các dịch vụ và thương mại, như vây rõ ràng là tiết kiệm đất xây dựng, làm tiện nghi thêm cho cuộc sống của con người. Ở trung tâm thành phố càng phải cần thiết phát triển thêm các loại kiến trúc đa công năng: Ở các tầng trên bố trí nhà ở hay khách sạn, ở phần giữa công trình có thể bố trí làm việc, ở những tầng dưới bố trí cửa hàng, dịch vụ và các phương tiện văn hóa giải trí, các tầng ngầm bố trí gara ô tô và hệ thống kho… Như vậy có khả năng làm giảm bớt các căng thẳng về giao thông, về phòng ở, khắc phục được việc thiếu đất mà lại có lợi cho sản xuất và công tác.

Căn cứ vào đặc điểm của các thành phố và khu vực, chú ý thiết kế quy hoạch, bố trí các kiến trúc cao tầng có số tầng khác nhau và hình thức khác nhau, có thể tạo được những hình dáng đẹp cho thành phố. Một số kiến trúc cao tầng kiệt xuất luôn luôn trở thành những cảnh quan và tiêu chí mới, chúng trở thành những bộ phận quan trọng của bộ mặt đô thị. Công trình xây dựng cao tầng có thể đưa đến những không gian tự do của mặt đất nhiều hơn, phía dưới có thể làm sân bãi nghỉ ngơi công cộng hay để trồng cây cối tạo nên những khung cảnh cho đô thị; ở trên đỉnh mái của những kiến trúc cao tầng có thể bố trí những công trình quay được hay những nơi để giải trí, dùng để cho khách tham quan, đẩy mạnh sự nghiệp du lịch.

Tải tài liệu

1.

Tính Toán Lựa Chọn Thiết Bị Điện Cho Công Trình Xây Dựng – Học Liệu Số Ebooks PDF

.pdf
12.21 MB