Sách Chuyên Khảo Các Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế – Học Liệu Số Ebooks PDF Lưu Free

Sách Chuyên Khảo Các Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế – Học Liệu Số Ebooks PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 0 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu cuốn sách ” Sách Chuyên Khảo Các Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế – Học Liệu Số Ebooks PDF ”

Chương 1. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUYỀN THỐNG

Từ thế kỷ XVII trở về trước, dường như nền kinh tế thế giới không hề tăng trưởng, mức thu nhập trong dài hạn không tăng. mức sống của người nông dân châu Âu thế kỷ XVI chỉ nhỉnh hơn thời kỳ La Mã một chút. Trong Bài luận về Dân số năm 1798, Thomas Robert Malthus đã giải thích rằng: khi cung lương thực, thực phẩm tăng lên thì dân số cũng tăng lên, thậm chí với tốc độ còn nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là thu nhập bình quân đầu người (hay lượng lương thực, thực phẩm bình quân đầu người) luôn luôn ở mức đủ sống. Nhưng đến thế kỷ XVIII, cả hai nền kinh tế Hà Lan và Anh đã thành công trong việc nâng cao thu nhập bình quân, dưới áp lực của tăng dân số và quy luật lợi tức giảm dần trong nông nghiệp. Khi đó, lý thuyết của Malthus không còn đúng nữa, bởi vì lúc này, của cải được tạo ra nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

Trước khi trường phái cổ điển hình thành, vào đầu thế kỷ XVIII, có một nhóm các nhà kinh tế học cũng nghiên cứu quá trình tăng trưởng kinh tế. Ở Pháp, những người theo trường phái trọng nông đã phân tích khía cạnh tăng trưởng cả về sản lượng lẫn sản lượng bình quân lao động, và kết luận rằng tăng trưởng chỉ có được trong khu vực nông nghiệp, bởi vì chỉ những lao động được thuê trong khu vực khai thác đất đai mới có thể tạo ra sản phẩm thặng dư, lớn hơn giá trị các đầu vào cộng với lao động được thuê. Sản lượng nông nghiệp gia tăng lại làm tăng cung lương thực – thực phẩm và nguyên liệu thô cho các ngành của nền kinh tế, cho phép sản lượng của khu vực chế tạo (công nghiệp) cũng tăng lên. Nhưng bản thân ngành chế tạo không thẻ tạo ra tăng trưởng kinh tế vì thợ thủ công chỉ cộng thêm vào nguyên vật liệu thô chính giá trị lao động của họ mà thôi.

Phải đến khi công trình của Adam Smith ra đời thì mới có sự công nhận rằng động thái tăng trưởng có thể được tạo ra từ cả khu vực công nghiệp lẫn nông nghiệp. Khu vực công nghiệp có thể tạo ra tăng trưởng không chỉ thông qua tổng sản lượng mà cả qua năng suất lao động. Trên thực tế, trường phái cổ điển đã nhận thức được rằng năng suất của khu vực công nghiệp tăng nhanh hơn khu vực nông nghiệp, và từ đó họ có kết luận bị quan về triền vọng tăng năng suất bền vững. Những phát triển về mặt nhận thức này đi kèm với một hệ thống các định để liên quan đến nguyên nhân tăng trưởng kinh tế và những giới hạn đối với tăng trưởng.

Mặc dù các lý thuyết kinh tế trước thế kỷ XX (được gọi chung là những tư tưởng truyền thống) còn khá mơ hồ, định tính. nhưng chúng đã tạo nên một cơ sở nền tảng cho kinh tế học nói chung và kinh tế học về tăng trưởng nói riêng. Trong số các nhà kinh tế cổ điển, ba người có đóng góp lớn nhất đối với lý thuyết tăng trưởng kinh tế là Adam Smith, David Ricardo và Karl Marx. Tuy nhiên, đóng góp lý thuyết của Marx rất đặc biệt. nên người ta thường tách lý thuyết của ông ra khỏi nhánh kinh tế chính trị cổ điển.

Phần này tập trung vào việc mô tả tổng quan những vấn đề chủ yếu được để cập trong lý thuyết tăng trưởng trước thế kỷ XX. bao gồm nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế và các giới hạn đối với tăng trưởng. Xin lưu ý rằng, mục đích chủ yếu của cách tiếp cận này không phải là để liệt kê những mô hình lý thuyết thống trị trong quá khứ, do vậy chương I nói riêng và cả cuốn sách này nói chung không phải là một bảng hệ thống đẩy đủ những lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế từ trước đến nay.2

1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith

Adam Smith (1723-1790), người sáng lập ra khoa kinh tế học, là nhà phát minh đầu tiên của lý thuyết tăng trưởng. Tác phẩm “Bàn về bản chất và nguồn gốc giàu có của các quốc gia” (An Inquiry into Nature and Causes of the Wealth of Nations), hay được gọi tắt là Của cải của các quốc gia, xuất bản năm 1776, đã nêu bật nội dung và mối quan tâm của ông về sự tăng trưởng kinh tế. Tác phẩm này đã nhấn mạnh không chỉ tích luỹ vốn mà cả tiến bộ công nghệ cùng các nhân tố xã hội và thể chế đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một nước. Theo Adam Smith, những nước như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ thời bấy giờ đang rơi vào “cái bẫy cân bằng thấp” bởi “chính phủ yếu kém” và các vấn đề nhân quyền và tự do hay quyền sở hữu đều không được coi trọng. Đó là do sự lạc hậu về văn hoá và thể chế của những nước này. Các quốc gia đi đầu trong thời đại của ông là Anh và Bắc Mỹ có môi trường “tự do” và nhờ đó có tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, khi giải thích cơ chế tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, Adam Smith đã dựa trên quá trình tích lũy tư bản, với tư tưởng ủng hộ tự do cạnh tranh và các chính phủ nhỏ. Khi lập luận rằng điều kiện của tăng trưởng kinh tế là tăng đầu tư nhờ giảm tiêu dùng, ông là người đầu tiên đưa ra mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa dựa trên tiết kiệm và đầu tu cao.

Tải tài liệu

1.

Sách Chuyên Khảo Các Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế – Học Liệu Số Ebooks PDF

.pdf
6.01 MB

Có thể bạn quan tâm