Phương Pháp Thiết Lập Biểu Ghi MARC 21 – Học Liệu Số Ebooks PDF Lưu VIP

Phương Pháp Thiết Lập Biểu Ghi MARC 21 – Học Liệu Số Ebooks PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 1 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Phương Pháp Thiết Lập Biểu Ghi MARC 21 – Học Liệu Số Ebooks PDF ” 

Chương 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA KHỔ MẪU MARC 21

1. TRÊN THẾ GIỚI

MARC là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Machine Readable Cataloguing có nghĩa là biên mục đọc bằng máy, ra đời vào thập niên 60 của thế kỷ trước do sự nỗ lực của Thư viện Quốc hội Mỹ. Đây là một khổ mẫu mô tả có cấu trúc dành riêng cho các dữ liệu thư mục được đưa vào máy tính điện tử và cho phép máy tính lưu trữ và truy xuất thông tin.

Cấu trúc của khổ mẫu MARC là cấu trúc biểu ghi, trong đó các dữ liệu thư mục được sắp xếp trong các trường có độ dài xác định được mã hoá và trình bày theo một quy định chặt chẽ. Cấu trúc biểu ghi của nó đã tạo ra nhiều khả năng cho việc sắp xếp, chọn lọc, đánh chỉ số, tìm tin, hiệu đính và biên soạn, in ấn các ấn phẩm phẩm thư mục, in phích mục lục,…

Năm 1964; Thư viện Quốc hội Mỹ bắt đầu triển khai dự án thửnghiệm MARC, nhằm phân phối hàng tuần các băng đọc bằng máy cho 16 thư viện được chọn lọc. Các thư viện này xử lý các băng đọc bằng máy qua các phương tiện thiết bị máy tính của bản thân họ, với yêu cầu chung lúc bấy giờ là sản xuất mục lục bằng máy.

Năm 1967, dự án nối tiếp là MARC II được thực hiện với sự tham gia ban đầu của khoảng 50 thư viện đặt mua băng đọc bằng máy. Phương án MARC II chính thức ra đời vào năm 1968 đã đưa ra một khái niệm rất quan trọng về trao đổi dữ liệu trên những vật mang tín từ tính. Cùng năm đó, Thư mục Quốc gia Anh bắt đầu hoạt động sau khi phát triển hệ thống MARC ở Anh và các băng đọc mấy cũng được phân phối cho các thư viện cho đến năm 1969. MÁRC II đã khắc phục một số hạn chế của MARC I, làm cho khổ mẫu của biểu ghi linh hoạt và mềm dẻo hơn. MARC II sử dụng các trường có độ dài thay đổi, mỗi biểu ghi có thể chứa một khối lượng thông tin rất lớn (6.000 ký tự) và một số lượng đáng kể các yếu tố dữ liệu. Ngoài các thông tin có trong một mô tả thư mục đầy đủ theo AACR2, còn có thêm nhiều trường nữa như ký hiệu phân loại thập phân Dewey và ký hiệu phân loại của Thư viện Quốc hội Mỹ (LCC), các chỉ số chủ đề,… Tất cả các yếu tố này đều có thể sử dụng làm điểm truy cập (access point). MARC II cũng dành chỗ cho các thông tin bổ sung có tính chất cục bộ như ký hiệu xếp giá và phụ chú về hiện trạng vốn tài liệu của từng thư viện cụ thể.

Khổ mẫu MARC được sử dụng cho nhiều loại hình tài liệu như: sách, xuất bản phẩm nhiều kỷ, bản đồ, tài liệu điện tử,… MARC không chỉ thông dụng trong phạm vi hai nước Anh, Mỹ và còn được sử dụng với những cải biên nhất định ở các nước như: Úc, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật, Nam Phi,…

Sau khi được chỉnh lý vào năm 1968, khổ mẫu MARC đã là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt các khổ mẫu quốc gia như CANMARC của Canada, UKMARC của Anh, INTERMARC của Pháp, AUSMARC của Úc, IBERMARC của Tây Ban Nha, UNIMARC do Hiệp hội Thư viện Thế giới (IFLA) soạn thảo, MARC của Mỹ được gọi là USMARC,…

Năm 1997, Thư viện Quốc hội Mỹ và Thư viện Quốc gia Canada đã thống nhất USMARC và CANMARC để tạo thành MARC 21 (Format MARC for 21″ century – khổ mẫu MARC dùng cho thế kỷ 21). Từ đó đến nay, MARC 21 đã trở thành khổ mẫu nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới như một chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin – thư viện. Một khối lượng khổng lồ các biểu ghi theo MARC 21 hiện đang được lưu trữ và trao đổi thông tin qua các mục lục liên hợp của Hoa Kỳ (800 triệu biểu ghi), của mạng OCLC (50 triệu biểu ghi), của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (20 triệu biểu ghi). Hầu hết các hệ quản trị thư viện lớn và nhỏ trên thị trường đều sử dụng MARC 21 như một lựa chọn chủ yếu. Mới đây hệ thống ISSN quốc tế cũng đã quyết định sử dụng MARC 21 làm cơ sở để biên mục và trao đổi dữ liệu về các xuất bản phẩm định kỳ trên phạm vị toàn cầu.

Hai nhóm chịu trách nhiệm chính về MARC 21 là:

Ủy ban Thông tin Thư mục Đọc máy (Machine Readable Bibliographic Information committee – MARBI) của ALA.

Ủy ban Tư vấn về MARC: gồm các đại diện của các thư viện quốc gia, các tổ chức thu mục, các nhóm cung cấp dịch vụ sản phẩm (bán hàng).

Cùng năm 1997, Thư viện Quốc hội Mỹ đã ban hành tài liệu “MARC 21 – Những đặc tả cho cấu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và phương tiện trao đổi”. Cơ quan ban hành là Văn phòng Phát triển Mạng và chuẩn MARC (Office of Network development and MARC standard).

Các tài liệu hỗ trợ cho MARC 21 bao gồm:

MARC 21 format for classification data: khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu phân loại.

MARC 21 format for holdings data: khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu về vốn tài liệu.

MARC 21 format for community information: khổ mẫu MARC 21 cho thông tin cộng đồng.

MARC 21 code list for countries: danh mục mã nước.

MARC 21 code list for geographic: danh mục mã các khu vực địa lý.

MARC 21 code list for languages: danh mục mã ngôn ngữ.

MARC 21 code list for organization: danh mục mã các tổ chức.

MARC 21 code list for relators, sources and descriptive conventions: danh mục mã cho các yếu tố liên quan, nguồn và quy ước mô tả.

Tải tài liệu

1.

Phương Pháp Thiết Lập Biểu Ghi MARC 21 – Học Liệu Số Ebooks PDF

.pdf
29.25 MB