Phát Triển Tu Duy Thông Qua Dạy Học Môn Toán Ở Trường Phổ Thông Lưu Free

Phát Triển Tu Duy Thông Qua Dạy Học Môn Toán Ở Trường Phổ Thông

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 0 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Phát Triển Tu Duy Thông Qua Dạy Học Môn Toán Ở Trường Phổ Thông ”

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ DUY VÀ TƯ DUY TOÁN HỌC

“Giáo dục chỉ là việc đánh thức trong con người tri thức còn ngái ngủ chứ không phải đem tri thức của mình đặt vào lòng kẻ khác,… Mỗi người đều “mang thai” những tri thức thiết yếu cho cuộc sống, trong giáo huấn cần có ông thấy để làm “bà đỡ” giúp trò “sinh ra những hài nhi tri thức”…. Vì vậy, nghệ thuật dạy học là sự gọi lên những gì vốn đang tiềm ẩn trong trí tuệ và tâm hồn học sinh”.

1.1. TƯ DUY

1.1.1. Quan niệm về tư duy

Tư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà nghiên cứu. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lí luận nhận thức. Logic học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của qua trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lí học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người. Điều khiến học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra “Trí tuệ nhân tạo”. Tâm lí học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức.

Khi làm một bài tập toán, HS phải đọc kĩ để tìm hiểu đề bài, phải đánh giá về dạng toán, các dữ kiện đã cho, các yêu cầu phải giải đáp, sau đó HS phải tìm phương pháp giải, các công thức, các định lí cần áp dụng…. nghĩa là HS cần phải tư duy trước khi làm bài. Quá trình tư duy trên đây, dù nhanh hay chậm, dù nhiều hay ít, dù nông cạn hay sâu sắc đều diễn ra trong bộ não hay thần kinh trung ương.

Khi bạn vô tình chạm tay vào cốc nước nóng, bạn sẽ rụt tay lại. Đấy là phản xạ không điều kiện do hệ thần kinh chỉ đạo các cơ quan thực hiện. Để học thuộc một bài thơ, bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần và cố nhớ bài thơ khi không có bản ghi trước mắt. Bạn thực hiện một loạt các công việc theo quy trình bạn được học để tạo ra một sản phẩm,…. Có nghĩa là hệ thần kinh của bạn không chỉ có một loại hình hoạt động là tư duy mà còn có nhiều hoạt động khác. Không chỉ có vậy, hoạt động tư duy không phải là thường xuyên và hệ thần kinh nào cũng có. Hoạt động điều khiển sự vận động của cơ thể là hoạt động nhiều nhất và là hoạt động chính của tất cả các hệ thần kinh.

Theo Phùng Văn Hoà (2008), trước hết cần khẳng định rằng tư duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh. Khẳng định điều này để giới hạn việc nghiên cứu về tư duy. Tư duy không có trong các loài thực vật, không có ở ngọn núi, mỏm đá hay dòng sông, cũng không ở ngoài hệ thần kinh và có thể chỉ trong một số hệ thần kinh và chỉ ở trung ương thần kinh.

Hệ thần kinh hoạt động theo nguyên lí các tế bào thần kinh của nó tiếp nhận kích thích và phát ra một kích thích thần kinh. Các kích thích tác động lên các tế bào thần kinh để kích hoạt các tế bào này hoạt động gọi là các kích thích sơ cấp, còn các kích thích do các tế bào thần kinh phát ra gọi là kích thích thứ cấp. Các kích thích thứ cấp có thể kích thích các tế bào thần kinh khác hoạt động và như vậy nó cũng mang tính chất của kích thích sơ cấp. Điều này có nghĩa là với tế bào thần kinh này thì kích thích là thứ cấp, nhưng tế bào khác là sơ cấp. Các kích thích thần kinh có nhiều loại như mùi vị, âm thanh, ánh sáng, xung điện,… Các tế bào thần kinh có thể tiếp nhận những kích thích này mà không tiếp nhận những kích thích khác; tập hợp những kích thích có thể kích hoạt được tế bào thần kinh tạo nên phổ tiếp nhận kích thích của tế bào thần kinh. Phổ tiếp nhận kích thích có thể rộng hay hẹp. Phổ tiếp nhận rộng khiến tế bào thần kinh dễ bị kích hoạt bởi các kích thích đến từ nhiều nguồn khác nhau, còn phổ hẹp làm cho tế bào thần kinh chỉ được kích hoạt bởi một số kích thích nhất định.

Khi các tế bào thần kinh hoạt động cũng là lúc chúng thực hiện một chức năng nào đó trong hệ thần kinh. Để có thể thực hiện chức năng, trong các tế bào thần kinh phải có một cấu trúc chức năng tương ứng với chức năng mà tế bào thần kinh đảm nhận. Chức năng của các tế bào thần kinh có thể được hình thành ngay từ khi ra đời hoặc chỉ được hình thành trong quá trình sinh trưởng. Các tế bào thần kinh chức năng được hình thành ngay từ khi ra đời là các tế bào thực hiện các chức năng mang tính bản năng, còn các tế bào hình thành chức năng trong quá trình sinh trưởng giúp cho sự hoạt động phù hợp hay thích nghi với môi trường sống là các tế bào thần kinh không bản năng, là các tế bào ghi nhớ mới. Để có thể giúp cho sự hoạt động phù hợp với môi trường sống, các tế bào này phải ghi nhớ được các tác động của môi trường lên cơ thể. Đây là sự ghi nhớ mới. Như vậy, sự hình thành chức năng của các tế bào thần kinh không bản năng đồng nghĩa với sự ghi nhớ của chúng về các yếu tố môi trường tác động lên cơ thể (quá trình này gọi là tái chuyển hoá). Khi các tế bào này hoạt động, chúng tái hiện lại các yếu tố đã làm cho chúng ghi nhớ, đồng thời có thể phát ra kích thích thần kinh thứ cấp để kích hoạt sự hoạt động của các tế bào khác (bao gồm các tế bào thần kinh ở các bộ phận khác trong cơ thể).

Để các tế bào ghi nhớ mới thực hiện việc ghi nhớ, chúng phải nhận được kích thích sơ cấp từ các tế bào thần kinh cảm giác hoặc các tế bào thần kinh khác đang hoạt động. Thông thường, các kích thích từ các tế bào thần kinh cảm giác giúp cho sự ghi nhớ các yếu tố của môi trường tác động lên cơ thể, còn các kích thích đến từ các tế bào thần kinh đã ghi nhớ có tác dụng làm rõ nét hơn sự ghi nhớ bằng hình thức gia tăng số lượng các tế bào ghi nhớ về cùng một yếu tố – chúng là các nhóm tế bào cùng ghi nhớ, và tập hợp với các tế bào ghi nhớ riêng lẻ gọi là các phần tử ghi nhớ. Có nhiều vấn đề về sự ghi nhớ mới nhưng do chủ đề của bài là về tư duy nên chúng không được trình bày kĩ ở đây. Như vậy, sự ghi nhớ cũng là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh.

Có hai phương pháp chính để hệ thần kinh ghi nhớ được, phương pháp thứ nhất là cho đối tượng tác động lặp lại nhiều lần và bổ sung các phần còn thiếu của đối tượng bằng cách tìm trong sự ghi nhớ của hệ thần kinh các bộ phận thuộc các đối tượng khác, nhưng có các điểm tương tự với các bộ phận của đối tượng (phương pháp so sánh, chọn lựa); phương pháp thứ hai áp dụng khi không có cơ hội để đối tượng tác động nhiều lần. Để thực hiện phương pháp này, hệ thần kinh phải tìm trong trí nhớ, phải thực hiện nhiều các thao tác như phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, có nghĩa là hệ thần kinh phải tư duy. Những phân tích này cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa hoạt động ghi nhớ và hoạt động tư duy. Ghi nhớ bằng phương pháp tác động lặp lại nhiều lần không đòi hỏi hệ thần kinh phải tư duy và áp dụng được cho nhiều dạng hệ thần kinh khác nhau, gọi là ghi nhớ không tư duy. Còn ghi nhớ đòi hỏi phải tư duy chỉ có một số hệ thần kinh thực hiện được, gọi là phương pháp ghi nhớ có tư duy. Tư duy trong ghi nhớ sẽ kết thúc khi sự ghi nhớ đã được thực hiện.

Tải tài liệu

1.

Phát Triển Tu Duy Thông Qua Dạy Học Môn Toán Ở Trường Phổ Thông

.pdf
15.83 MB