Phân Loại Tài Liệu Áp Dụng Khung Phân Loại Thập Phân Dewey (DDC) Lưu Free

Phân Loại Tài Liệu Áp Dụng Khung Phân Loại Thập Phân Dewey (DDC)

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 1 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Phân Loại Tài Liệu Áp Dụng Khung Phân Loại Thập Phân Dewey (DDC) ”

CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP CHỤNG PHÂN LOẠI TÀI LIỆU

Trong công tác thư viện, tài liệu sau khi được bổ sung, trước khi được luân chuyển đến tay người đọc phải trải qua một quá trình xử lý kỹ thuật khá phức tạp nhằm đảm bảo việc phục vụ tài liệu đạt hiệu quả cao, bao gồm nhiều khâu, trong đó có phân loại. Khi phân loại, nhân viên thư viện phải xác định nội dung tài liệu, xem những vấn đề có trong nội dung tài liệu thuộc lĩnh vực tri thức nào, sau đó quyết định tài liệu được phản ánh trong đề mục nào của khung phân loại.

Nhiệm vụ của phương pháp phân loại là đảm bảo sự đúng đắn, chính xác và thống nhất cả về nội dung lẫn hình thức của những quyết định phân loại, đồng thời phải đảm bảo phản ánh rõ ràng mối liên quan hoặc giới hạn giữa các đề mục. Sự thống nhất về mặt phương pháp trong quá trình phân loại có ý nghĩa to lớn trong công tác tổ chức kho và một số công tác khác như lưu trữ, tìm kiếm thông tin và công tác biên mục tập trung trong hoạt động thư viện.

Phương pháp chung phân loại tài liệu gồm những yêu cầu, nguyên tắc, quy trình quy định cho việc phân loại tài liệu thuộc mọi lĩnh vực tri thức và không phụ thuộc vào một bảng phân loại thư viện cụ thể nào.

1.1. NGUYÊN TẮC

1.1.1. Nguyên tắc chủ yếu

Phân loại tài liệu trước hết phải căn cứ vào nội dung tài liệu, sau đó mới tới hình thức xuất bàn, ngôn ngữ, công dụng, v.v… của tài liệu.

Ví dụ: Phân loại Từ điển Toán học: Trước hết phân loại cho nội dung từ điển là Toán học, sau đó mới phân loại cho hình thức của tài liệu là từ điển.

1.1.2. Nguyên tắc trực diện

Khi phân loại tài liệu phải căn cứ trực tiếp vào tài liệu, không phân loại qua các tài liệu trung gian như bài giới thiệu, tóm tắt, chú giải,… Các tài liệu trung gian đó chỉ có thể dùng tham khảo khi người phân loại khó xác định nội dung tài liệu nói về vấn đề gì, thuộc môn loại khoa học nào.

1.1.3. Nguyên tắc ưu tiên

– Khi phân loại phải ưu tiên những vấn đề cụ thể trước những vấn đề chung, khái quát.

Ví dụ: Tài liệu về Số học phải phân loại như sau: Khoa học tự nhiên → Toán học → Số học.

– Tài liệu nói về việc ứng dụng các lĩnh vực tri thức này vào các lĩnh vực tri thức khác thì phân loại vào lĩnh vực được ứng dụng.

Ví dụ: Tìn học trong thư viện → phân loại vào Thư viện

1.2. YÊU CẦU

1.2.1. Yêu cầu đối với quá trình phân loại

– Xác định mục đích của việc phân loại: Phân loại có ý nghĩa thực tiễn to lớn, tùy theo mục đích của việc phân loại mà một tài liệu có thể được phân loại khái quát hay chỉ tiết, theo nhiều khía cạnh, dấu hiệu khác nhau. Phân loại để tổ chức kho mở sẽ khác với phân loại để đăng ký tài liệu, khác với tổ chức cơ sở dữ liệu,… Vì vậy, người phân loại trước khi tiến hành phân loại phải nắm được mục đích của việc phân loại để phân loại có hiệu quả cao,

– Xác định nội dung chuyên ngành và diện phục vụ của thư

viện: Đối với từng loại hình thư viện khác nhau (thư viện khoa học tổng hợp, thư viện khoa học chuyên ngành, thư viện khoa học, thư viện phổ thông) việc phân loại tài liệu đòi hỏi mức độ chi tiết trong ký hiệu phân loại có sự khác nhau.

Diện phục vụ của các thư viện cũng là yếu tố quy định mức độ chi tiết của ký hiệu phân loại cho một tài liệu. Khi phục vụ người đọc là nhà nghiên cứu đòi hỏi tài liệu được giới thiệu một cách chi tiết, chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học, còn khi người đọc không phải là nhà chuyên môn thì không nhất thiết phải giới thiệu quá chi tiết, chuyên sâu.

– Xác định mức độ chi tiết của ký hiệu phân loại: Sự chi tiết của từng loại bảng phân loại ít khi phù hợp hoàn toàn với những yêu cầu phân loại của từng thư viện cụ thể bởi có sự khác biệt giữa các thư viện về chuyên ngành, diện phục vụ, thành phần và khối hượng của kho sách v.v.. Vì vậy, việc biên soạn các bảng phân loại ở các mức độ chi tiết chỉ mang tính chất tương đối. Khi từng thư viện sử dụng bảng phân loại vào việc phân loại tài liệu cho mình, cần có những chi tiết, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của thư viện mình.

Trong quá trình điều chỉnh, mức độ chi tiết của bảng phân loại phải xác định được:

+ Những đề mục nào thống nhất dùng để xếp kho, những đề mục nào dùng cho mục lục phân loại;

+ Những đề mục nào thừa, không cần thiết cho việc phân loại (thành phần kho sách, loại hình thư viện đóng vai trò quyết định);

+ Những đề mục nào cần bổ sung để tăng mức độ chi tiết của bàng phân loại;

+ Những bổ sung, sửa đổi được ghi trực tiếp vào bảng phân loại để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình phân loại.

Bảng phân loại được mỗi thư viện sử dụng gọi là bảng phân loại áp dụng của thư viện đó.

Tải tài liệu

1.

Phân Loại Tài Liệu Áp Dụng Khung Phân Loại Thập Phân Dewey (DDC)

.pdf
18.90 MB