Giáo Trình Các Trường Phái Tâm Lý Học Trên Thế Giới – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình Các Trường Phái Tâm Lý Học Trên Thế Giới – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 7 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Các Trường Phái Tâm Lý Học Trên Thế Giới “

Phần 2. CÁC TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ HỌC TRÊN THẾ GIỚI

Ở phần đầu, chúng ta đã điểm qua về lịch sử hình thành của khoa học tâm lý. Lịch sử của tâm lý học chính là lịch sử hình thành và phát triển của các học thuyết thuộc các trường phái tâm lý học khác nhau. Trong phần tiếp theo này, tác giả muốn trình bày một cách cụ thể và chi tiết những học thuyết của một số trường phái tâm lý học trên thế giới qua các thời kỳ lịch sử mà sinh viên chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận do thời gian có hạn trong chương trình học chính khoá.

Từ khi trở thành khoa học độc lập đến nay, tâm lý học đã xuất hiện nhiều trường phái chứa đựng các hệ thống lý thuyết đan xen vào nhau. Chúng vô cùng đa dạng và phức tạp đến mức dường như không một hệ thống nào tồn tại độc lập mà không chịu tác động của các hệ thống khác và cũng khó tách riêng một hệ thống nào đó ra khỏi hệ thống chung. Trong khuôn khổ của tài liệu này, tác giả chắc chắn không thể trình bày hết toàn bộ các trường phái tâm lý học, mà chỉ tập trung vào một số trường phái cơ bản và cũng phổ biến nhất trong khoa học tâm lý.

1. TÂM LÝ HỌC DUY TÂM NỘI QUAN (TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM)

– Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc ý thức

– Phương pháp nghiên cứu: Nội quan

– Người sáng lập: Wilhelm Maximillian Wundt

1.1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Wilhelm Maximillian Wundt

Wilhelm Maximillian Wundt (W.Wundt) sinh ngày 16 tháng 8 năm 1832 tại Neckarau, ngoại ô một trung tâm thương mại quan trọng của Mannheim, Đức. Hai bên gia đình nội ngoại của ông đều là giới tri thức. Gia đình bên nội có người là sử gia, thần học gia, có người là nhà kinh tế học và hai người làm hiệu trưởng của Trường Đại học Heidelberg. Bên ngoại, có người là bác sỹ, nhà khoa học và cả cán bộ nhà nước. Tuy sống trong bầu khí tri thức của gia đình nhưng ông là một đứa trẻ nhút nhát, e dè và sợ các tình huống mới.

Khi vào trung học, nhất là trong năm đầu, W.Wundt dường như không có bạn, rất hay mơ mộng, bị thầy cô đánh phạt, và cuối cùng phải ở lại lớp. Thậm chí có một giáo viên của ông gợi ý rằng W.Wundt chỉ thích hợp với công việc làm bưu tá. Năm sau ông chuyển đến thành phố Heidelberg và học lại ở đó, nơi có anh trai và một người anh họ cùng học. Tuy không phải là một học sinh giỏi, nhưng ở đây, ông đã có tiến bộ hơn trước.

Sau khi tốt nghiệp trung học ban triết học, ông ghi danh vào chương trình chuẩn bị y khoa ở Đại học Tubingen. Ông ở đây một năm, sau đó chuyển đến Đại học Heidelberg. Tại đây ông đã đứng hạng nhất trong lớp y khoa và đậu tốt nghiệp hạng ưu. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp y khoa vào năm 1855, lúc 24 tuổi, ông đã đến Berlin và học với nhà sinh lý học Johannes Peter Müler¹, người mà có tầm ảnh hưởng quá lớn đến nỗi khiến W.Wundt đã quyết định theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu sinh lý học thực nghiệm thay vì tiếp tục theo đuổi ngành y.

Sau một năm làm việc và nghiên cứu tại viện của Müler, W.Wundt trở về Đại học Heidelberg, tại đây ông làm trợ tá phòng thí nghiệm cho H.Helmholtz (nhà vật lý học, sinh lý học và tâm lý học, người Đức). W.Wundt đã giảng dạy khóa tâm lý học đầu tiên. Ông nhấn mạnh đến phương pháp thực nghiệm rút ra được từ các ngành khoa học tự nhiên và nhấn mạnh mối liên hệ giữa não bộ và tâm lý. Đây cũng chính là cơ sở nền tảng cho quá trình nghiên cứu tâm lý học hiện đại.

Năm 1862, cuốn sách đầu tay của W.Wundt là “Những đóng góp hướng tới một lý thuyết cảm quan tri giác” được ra đời. Trong cuốn sách này, ông lên một kế hoạch cho tâm lý học mà ông theo đuổi đến cuối đời. Sau đó một năm, ông xuất bản cuốn “Những bài giảng về tâm lý học con người và thú vật”.

Năm 1872, ông kết hôn với Sophie Mau và có 3 người con. Một trong ba người con của ông trở thành nhà triết học nổi tiếng.

Năm 1874, ông xuất bản cuốn “Những nguyên tắc của tâm sinh lý học”. Đây là cuốn sách đầu tiên có liên quan đến lĩnh vực tâm lý học. Chính W. Wundt đã đề cập đến trong cuốn sách rằng: “Nỗ lực để chỉ ra tâm lý học được là một khoa học thực sự”.

Năm 1875, ông chuyển tới thành phố Leipzig và đến 1879, tại Trường Đại học Leipzig, W.Wundt đã thành lập phòng thí nghiệm đầu tiên dùng để nghiên cứu tâm lý. Đây cũng chính là năm đánh dấu tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Tại đây ông đã hướng dẫn rất nhiều nghiên cứu sinh. Nơi đây cũng là điểm quy tụ rất nhiều học giả quan tâm đến lĩnh vực tâm lý học.

1.2. Nội dung trường phái tâm lý học nội quan của W.Wundt

Tâm lý học nội quan dựa trên phương pháp nội quan do R.Descartes và John Locke (nhà triết học người Anh) khởi xướng làm phương pháp nghiên cứu tâm lý. Nội quan nghĩa là tự quan sát, nhìn vào bản thân mình. Đây là một phương pháp hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu tâm lý khác chủ yếu nhằm vào hoạt động và quan hệ của người được nghiên cứu. Trường phái này lấy phương pháp nội quan là phương pháp duy nhất để nghiên cứu tâm lý, nghĩa là lấy tổng các trạng thái mà con người trải nghiệm được trong một vòng khép kín của chính ý thức. Và chỉ có ý thức là đối tượng nghiên cứu.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Các Trường Phái Tâm Lý Học Trên Thế Giới – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
9.37 MB

Có thể bạn quan tâm