Giáo Trình Các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình Các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật “

CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VỀ CÁC CƠ QUAN BẢO VỆ PHÁP LUẬT

1. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÁC CƠ QUAN BẢO VỆ PHÁP LUẬT

Để có cơ sở cho việc nhận thức đầy đủ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật đòi hỏi phải nghiên cứu một số lượng không nhỏ các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật khác. Ở đây, khó mà xác định được một cách chính xác có bao nhiêu văn bản thuộc loại đó. Nhưng nhìn một cách tổng quan có thể khẳng định rằng có hàng chục loại văn bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chúng ta cũng không thể tính toán chính xác được cả khối lượng của các văn bản đó: ở một số văn bản trong số đó chứa đựng rất nhiều mục, các điều và các khoản v.v…

Sự phong phú như vậy của các văn bản quy phạm pháp luật và của các quy định pháp luật cụ thể trong các văn bản đó ở chừng mực rất lớn giải thích cho việc nhận thức rằng môn học “các cơ quan bảo vệ pháp luật” đề cập đến rất nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức và những người có chức vụ, quyền hạn. Tất cả các cơ quan, tổ chức và những người có chức vụ, quyền hạn đó có nhiệm vụ thực hiện hoạt động đầy trách nhiệm là hoạt động bảo vệ pháp luật.

Do đó, cần phải có sự điều chỉnh pháp luật chặt chẽ đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan tương ứng, đối với thẩm quyền của những người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các cơ quan đó. Trước hết, đòi hỏi về sự điều chỉnh chặt chẽ được quyết định bởi sự mong muốn loại trừ Hoàn toàn hoặc ở mức độ cao nhất có thể được, chẳng hạn, các sai lầm trong xét xử hoặc trong điều tra. Bởi lẽ các sai lầm trong các hoạt động đó làm cho số phận của con người bị què quặt, gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được đối với các quyền và tự do của con người.

Khi đánh giá số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về các cơ quan bảo vệ pháp luật cần lưu ý một điểm có ý nghĩa quan trọng là các văn bản quy phạm pháp luật đó bao gồm nhiều loại có ý nghĩa và giá trị pháp lý khác nhau (có hiệu lực pháp lý khác nhau). Trong tổng số các văn bản quy phạm đó có sự “ngụ cư” và tác động lẫn nhau của các quy định của Hiến pháp và của các luật và của các loại văn bản quy phạm pháp luật khác, trong đó có các quy định của các bộ, ngành v.v… Tình tiết đó tất nhiên làm cho việc nghiên cứu cơ sở pháp lý của hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung trở nên phức tạp hơn.

Để khắc phục những khó khăn nảy sinh trong việc nghiên cứu cơ sở pháp luật của việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tiến hành phân loại các loại văn bản đó.

Việc phân loại hợp lý nhất các văn bản quy phạm pháp luật đó là việc phân loại dựa vào hai căn cứ quan trọng sau. Một trong số đó là đối tượng (nội dung) của các văn bản quy phạm được phân loại không tuỳ thuộc vào giá trị pháp lý của nó. Căn cứ thứ hai là dựa vào ý nghĩa pháp lý của các văn bản quy phạm đó.

2. PHÂN LOẠI CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÁC CƠ QUAN BẢO VỆ PHÁP LUẬT THEO NỘI DUNG CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Dựa vào nội dung (đối tượng) của các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật các văn bản đó có thể được phân thành các nhóm sau:

– Những văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất chung;

– Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án;

– Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát;

– Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra;

– Những văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm về mặt tổ chức cho hoạt động của Toà án;

-Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức luật sư;

– Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức công chứng;

– Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trợ giúp pháp lý khác.

2.1. Những văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất chung là:

– Hiến pháp năm 1992;

– Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền;

– Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

2.2. Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án là:

– Luật tổ chức Toà án nhân dân;

– Pháp lệnh về tổ chức Toà án quân sự;

– Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân;

– Luật khiếu nại, tố cáo.

2.3. Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát là:

– Luật tổ chức Viện kiểm sát;

– Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự;

– Pháp lệnh Kiểm sát viên.

2.4. Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra là:

– Luật tổ chức Viện kiểm sát;

– Pháp lệnh tổ chức điều tra;

– Luật hải quan;

– Pháp lệnh về cảnh sát biển.

2.5. Những văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm về mặt tổ chức cho hoạt động của Toà án là:

– Luật tổ chức Toà án.

– Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân.

2.6. Những văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức luật sư là:

– Pháp lệnh tổ chức luật sư;

– Bộ luật tố tụng hình sự;

– Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự;

– Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
2.38 MB

Có thể bạn quan tâm