Giáo Trình Bóng Đá – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình Bóng Đá – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 9 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Bóng Đá “

CHƯƠNG II. KỸ THUẬT BÓNG ĐÁ

MỤC TIÊU

Kiến thức: Người học nắm vững các khái niệm, nguyên lý, yếu lĩnh, phân loại và quá trình phát triển kỹ thuật bóng đá, nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi tập luyện và cách sửa chữa.

Kỹ năng: Sinh viên có khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý kiến thức đã học và ứng dụng vào thực tiễn tập luyện và thi đấu đồng thời nâng cao năng lực tự học, tự rèn luyện kỹ thuật đá bóng.

NỘI DUNG

1. Khái niệm kỹ thuật bóng đá

Kỹ thuật bóng đá bao gồm các động tác, hành động hợp lý của các cầu thủ trên sân trong quá trình thi đấu và theo luật quy định.

Hay nói cách khác, kỹ thuật cơ bản của môn bóng đá là những kỹ thuật nền tảng mà cầu thủ cần nắm vững đến độ thuần thục để thực hiện phối hợp chiến thuật một cách thuận lợi. Sự vận dụng kỹ thuật phải luôn luôn căn cứ vào tình hình trên sân và khả năng của cầu thủ.

Với sự phát triển mạnh mẽ của bóng đá, kỹ thuật ngày càng phong phú về nội dung và độ tinh xảo của động tác ngày nâng cao và hoàn mỹ.

2. Quá trình phát triển kỹ thuật bóng đá

Kỹ thuật là tổng hợp những động tác hợp lý mà vận động viên sửdụng trong khi thi đấu. Qua thực tiễn khổ công tập luyện, kỹ thuật từng bước được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần.

2.1. Sự phát triển của kỹ thuật đá bóng

Thời kỳ sơ khai, kỹ thuật đá bóng vẫn còn hết sức đơn giản, thô sơ và các cầu thủ chỉ biết đá mạnh bóng về phía trước và đuổi theo bóng. Tuy nhiên sang thế kỷ XX, kỹ thuật bóng đá đã có những tiến bộ vượt bậc; ngoài việc dùng mu chính điện và mũi bàn chân để đá bóng, các cầu thủ còn sử dụng cả mu trong và bắt đầu chú ý tới lực đá, hướng tiếp bóng và quỹ đạo bóng. Vào đầu những năm 30 đã xuất hiện kỹ thuật đánh gót để đưa bóng về phía sau.

Đến thập kỷ 40, môn bóng đá đã nhanh chóng được phổ cập và kỹ thuật đá bóng cũng được phát triển toàn diện. Các cầu thủ đã sử dụng các kỹ thuật đa dạng như đá bóng bằng lòng bàn chân, mu trong, mu ngoài… cho đến những kỹ thuật có độ khó cao như quay người đá bóng, ngả người đá móc, đá vô lê…

Bước vào thập kỷ 50, kỹ thuật đá bóng tuy không thay đổi nhiều về thực chất, nhưng tư thế và những động tác của cơ thể khi đá bóng lại có những cải tiến và biến hóa khá lớn. Trong thời kỳ này đã xuất hiện các kỹ thuật như: xoạc bóng, đá bóng nửa này, cắt bóng, đá bóng theo hình vòng cung… đồng thời, tính chuẩn xác và độ bí mật của những đường truyền bóng cũng được nâng cao và không ngừng hoàn thiện. Trình độ đứt điểm (sút cầu môn) cũng được nâng cao rất nhiều và các cầu thủ có thể nhanh chóng tung chân sút bóng mà không cần lấy đà trong tất cả mọi tình huống và vì vậy nó đã làm tăng thêm tính bất ngờ trong thi đấu.

Từ thập kỷ 70, sự phát triển của kỹ thuật bóng đá được thể hiện cụ thể qua các mặt sau: Tốc độ đá bóng nhanh hơn, độ khó cao hơn, các kỹ thuật đa dạng hơn làm tăng thêm tính bí mật, tính bất ngờ và tính thực dụng của các đường bóng. Có thể nói trong giai đoạn này, kỹ thuật đã đạt tới một mức độ phát triển toàn diện.

Trong quá trình phát triển, kỹ thuật đá bóng không ngừng được bổ sung và hoàn thiện bởi những động tác mới, đồng thời hạn chế dần những động tác lỗi thời, ít hiệu quả. Chất lượng thực hiện kỹ thuật động tác ngày một tăng lên.

2.2. Sự phát triển của kỹ thuật nhận bóng

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật đá bóng, kỹ thuật nhận bóng chỉ đơn giản là dùng lòng hoặc một bộ phận của bàn chân để nhận hoặc giẫm lên bóng. Theo thời gian, kỹ thuật nhận bóng cũng không ngừng được nâng cao và các cầu thủ có thể nhận bóng bằng một chân, hai chân, bằng bắp chân, lòng bàn chân, mu trong bàn chân, bằng đùi hoặc bằng ngực.

Đến thập kỷ 50, 60 kỹ thuật nhận bóng đã được đa dạng hóa và các cầu thủ có thể sử dụng các bộ phận như mu trong, mu ngoài, mũi bàn chân, đùi, ngực, đầu để nhận bóng. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể các cầu thủ sẽ lựa chọn những phương pháp khác nhau để nhận bóng khi: bóng lăn trên mặt đất, bóng ở tầm thấp, bóng bật đất, bóng ở tầm cao. Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp nào thì các cầu thủ cũng phải tuân theo trình tự tiến hành như sau: làm chậm tốc độ bóng à nhận bóng à bắt đầu chuyển động. So với kỹ thuật nhận bóng “chết” trước kia kỹ thuật đừng bóng trong giai đoạn này đã một bước tiến độ vượt bậc.

Từ sau thập kỷ 70 cho đến nay, sự phát triển của kỹ thuật nhận bóng có thể quy nạp lại thành mấy điểm sau:

– Kỹ thuật nhận giữ bóng cố định đã được thay thế hoàn toàn bằng kỹ thuật nhận bóng linh động.

– Những kỹ thuật nhận bóng không hợp lý dần dần đã bị loại bỏ.

– Khi nhận bóng phải đồng thời phối hợp với các động tác tiếp theo để tạo thành một thể thống nhất và hình thành một số kỹ thuật.

2.3. Sự phát triển của kỹ thuật dẫn bóng

Kỹ thuật dẫn bóng cũng đã trải quan một quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao. Thở ban đầu kỹ thuật dẫn bóng chủ yếu là do vận động viên dùng mũi bàn chân đẩy bóng về phía và sau đó chạy đuổi theo. Do kỹ thuật phòng thủ đã được nâng cao buộc các tiền đạo phải có sự khống chế hiệu quả với trái bóng và điều này đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật dẫn bóng.

Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện kỹ thuật dẫn bóng theo đường gấp khúc (thay đổi phương hướng và tốc độ). Trong giai đoạn này động tác giả được tiến hành theo trình tự “động – tĩnh – động” với tốc độ chậm.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Bóng Đá – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
18.52 MB

Có thể bạn quan tâm