Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 5 Lưu VIP

Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 5

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 5 “

I. CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC (CTTH) VÀ NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC

1. Quan niệm mới về chương trình giáo dục

Chương trình dạy học truyền thống chủ yếu gồm các đích cần đạt và danh mục các nội dung dạy học. Khi soạn thảo chương trình tiểu học, một trong những việc đầu tiên phải làm là đổi mới quan niệm về chương trình giáo dục theo xu thế hiện đại của thế giới. Với quan niệm mới thì: CTTH là sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục tiểu học bằng một kế hoạch hành động sư phạm bao gồm:

Những đích cuối cùng (thể hiện ở mục tiêu bậc học và môn học, cụ thể hoá đến mục tiêu của từng chủ đề nội dung).

Những nội dung và năng lực cần phát triển ở học sinh.

Các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học.

Các cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Như vậy, CTTH vừa có tính chất hệ tư tưởng, chính trị (do phải giáo dục những giá trị), vừa có tính kỹ thuật (do phải chuyển tải những cách thức và phương pháp).

Quan niệm đầy đủ về chương trình như trên tạo khả năng biến đổi một văn bản chương trình ít được quan tâm (như các chương trình dạy học hiện hành) thành công cụ chỉ đạo hành động cho giáo viên. Cũng với quan niệm như trên thì CTTH là chương trình khung, tạo ra sự thống nhất về mục tiêu giáo dục và trình độ chuẩn quốc gia, đồng thời tạo điều kiện áp dụng một cách linh hoạt theo đặc điểm từng vùng, từng đối tượng học sinh.

Quan điểm mới về chương trình giáo dục đòi hỏi phải soạn thảo một chương trình khung áp dụng thống nhất trong cả nước. Chương trình khung là những chuẩn mực chung nhất về một chương trình giáo dục, chưa chi tiết và cụ thể hoá. Do đó khi áp dụng vào từng vùng, từng địa phương (thậm chí từng nhà trường), từng đối tượng học sinh, mỗi nhà trường, mỗi giáo viên đều có thể căn cứ vào điều kiện để lựa chọn những cách thức, những phương pháp giúp học sinh đạt được những mục tiêu cơ bản nhất của chương trình (hay còn gọi là đạt chuẩn quốc gia của chương trình). Như thế, chương trình giáo dục sẽ không cứng nhắc mà rất linh hoạt, tạo cơ hội cho giáo viên cập nhật nội dung và phương pháp giáo dục, thực hiện những đổi mới liên tục và đúng mức.

2. Giới thiệu chung về chương trình tiểu học

2.1. Chương trình tiểu học được soạn thảo theo 5 định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Chăm lo giáo dục toàn diện, đảm bảo sự phát triển hài hoà về đức, trí, thể, mỹ, các kỹ năng cơ bản, chú ý định hướng nghề nghiệp, hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của hệ thống phẩm chất, năng lực cần thiết cho lớp người lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,

Nội dung chương trình phải cơ bản, hiện đại, tinh giản, thiết thực và cập nhật sự phát triển của khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội, tăng cường thực hành vận dụng, gắn bó với thực tiễn Việt Nam, phát huy thế mạnh vốn có của giáo dục phổ thông Việt Nam, tiến kịp trình độ phát triển chung của chương trình giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Góp phần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh biết cách tự học và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân.

Chương trình và sách giáo khoa phải có tính thống nhất cao, trình độ chuẩn của chương trình phù hợp với trình độ phát triển chung của số đông học sinh, tạo cơ hội và điều kiện học tập cho mọi trẻ em, phát triển năng lực của từng đối tượng học sinh, góp phần phát hiện và bỏi dưỡng những học sinh có năng lực đặc biệt.

Chương trình thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm, kết nổi mục tiêu giáo dục với các nội dung, phương pháp giáo dục, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh; đảm bảo sự liên tục giữa các cấp, bậc học.

Các định hướng này phù hợp với xu thế phát triển CTTH của khu vực và thế giới, phù hợp với điều kiện thực tế của giáo dục tiểu học nước ta trong thập kỉ đầu của thế kỷ XXI.

2.2. Chương trình tiểu học là chương trình khung chuẩn mực

CTTH gồm có:

Mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.

Chương trình từng môn học, trong đó nêu rõ:

Mục tiêu của môn học (nêu các phẩm chất và năng lực chủ yếu cần hình thành và phát triển ở độ tuổi tiểu học).

Nội dung chủ chốt ở từng lớp.

Các hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học theo đặc trưng từng môn học (bao gồm đòi mới các thiết bị dạy và thiết bị học).

Định hướng đổi mới cách đánh giá kết quả học tập môn học.

Các yêu cầu cơ bản cần đạt đối với học sinh tiểu học ở từng lớp.

2.3. Chương trình tiểu học là cơ sở để

Soạn thảo trình độ chuẩn, xác định mật bằng dân trí của bậc học trong phạm vi cả nước.

Soạn thảo, thử nghiệm các sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên và các tài liệu dạy học khác.

Chỉ đạo, thanh tra các hoạt động giáo dục ở nhà trường tiểu học.

Soạn thảo, thử nghiệm bộ công cụ đánh giá kết quả học tập các môn học chủ chốt ở tiểu học.

Soạn thảo và chỉ đạo dạy học theo các tài liệu nhầm phát triển năng lực cá nhân của học sinh, góp phần phát hiện và bồi dưỡng các tài năng tương lai của đất nước.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 5

.pdf
3.81 MB

Có thể bạn quan tâm