Giáo Trình Bệnh Ký Sinh Trùng Thú Y – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình Bệnh Ký Sinh Trùng Thú Y – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 6 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Bệnh Ký Sinh Trùng Thú Y “

II. VẬT CHỦ VÀ NƠI Ở CỦA KÝ SINH TRÙNG

1. Vật chủ

Vật chủ (hay còn gọi là ký chú) là những loài động vật mà ở đó ký sinh trùng sống tạm thời hoặc lâu dài. Ví dụ: sán dây Taenia solium ký sinh ở ruột non người, vì thế người là vật chủ của sán này.

Vật chủ bao giờ cũng là môi trường sống của ký sinh trùng. Những yếu tố của ngoại cảnh muốn tác động vào ký sinh trùng, nhất thiết phải thông qua vật chủ. Ngoại cảnh lại là môi trường sống của vật chủ. Căn cứ vào đặc điểm sống của ký sinh trùng, vật chủ được chia thành các loại sau:

– Vật chủ cuối cùng: Là một loại động vật mà ở đó ký sinh trùng sống và phát triển đến giai đoạn trưởng thành, có khả năng sinh sản được. Ví dụ: Sán lá ruột lợn (F.buski) ký sinh ở ruột non lợn đến giai đoạn trưởng thành, đẻ trứng và sau đó trứng được thải theo phân ra ngoài, do đó lợn là vật chủ cuối cùng.

Vật chủ trung gian: Là những loài động vật ở đó ấu trùng của ký sinh trùng sống và phát triển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Ví dụ: Ốc Limnac là vật chủ trung gian của sán lá gan (F.gigantica) vì trong ốc này, ấu trùng miracidium sau khi xâm nhập đã phát triển thành sporocyst, rồi đến redia và đến dạng cercaria mới chui ra khỏi ớc để phát triển tiếp.

– Vật chủ bổ sung (vật chủ trung gian thứ hai): Là những loài động vật, ở đó ấu trùng của ký sinh trùng tiếp tục phát triển đến giai đoạn gây nhiễm, sau khi đã phát triển qua vật chủ trung gian. Ví dụ: Cá là vật chủ bổ sung của sán lá gan nhỏ Clonorchis sinenchis.

Vật chủ dự trữ: Là những loài động vật, ở đó ấu trùng gây nhiễm của ký sinh trùng sống, không có phát triển gì thêm. Ví dụ: Giun đất là vật chủ dự trữ của giun thận lợn và giun đũa gà.

– Vật chủ tạm thời: Là những loài động vật mà ký sinh trùng chỉ sống trong một thời gian ngắn. Ví dụ: ruồi, muỗi hút máu trâu bò trong một thời gian ngắn. Trâu, bò là vật chủ tạm thời của ruồi, muỗi.

Vật chủ vĩnh viễn: Là những loài động vật có ký sinh trùng sống cả đời ở đó. Ví dụ: ghẻ sống ở lợn; giun bao (Trichinella spiralis) sống trong động vật ân thịt.

2. Nơi ở của ký sinh trùng

Ký sinh trùng cư trú ở khắp nơi, khắp các cơ quan trong cơ thể động vật. Vídụ: Âu sán não cừu ký sinh ở não; gạo lợn, gạo bò, thường thấy ký sinh ở tìm. Giun thận lợn, giun thận chó ký sinh ở thận. Giun phổi lợn, gian phổi trâu, bò ký sinh ở phối. Sán lá ký sinh ở cơ quan sinh sản của gia cầm, trùng roi âm đạo ngựa ký sinh ở cơ quan sinh dục. Giun đũa, sán dây của vật nuôi ký sinh ở ruột. Âu sán chó, ấu sán nhiều đầu (Echinoccocus) ký sinh ở gan, phổi, thận, lách. Nhục bào tử trùng, ấu trùng giun bao ký sinh ở cơ của trâu, bò, lợn. Tiên mao trùng ký sinh trong huyết tương của trâu, bò, ngựa. Lê dạng trùng, biên trùng ký sinh trong hồng cầu bò. Ve, ghẻ, dòi da ký sinh ở da của vật nuôi.

Ký sinh trùng thường tập trung nhiều loài với số lượng lớn, sống ký sinh ở hệ tiêu hoá.

Thường mỗi loài ký sinh trùng có một nơi ký sinh chuyên biệt, nhưng cũng có những loài có thể ký sinh ở những nơi khác nhau. Ví dụ: ấu trùng Echinococcus.

Những thời kỳ phát triển khác nhau, ký sinh trùng cũng thường ký sinh ở những nơi khác nhau. Ví dụ: Giun xoắn trưởng thành ký sinh ở ruột non, ấu trùng giun xoắn lại ký sinh ở cơ.

Căn cứ vào nơi ở, ký sinh trùng chia thành:

+ Ký sinh trùng bên trong (Entozoa) – nội ký sinh.

+ Ký sinh trùng bên ngoài (Epizoa) – ngoại ký sinh.

Căn cứ vào phương thức sinh tổn, ký sinh trùng được chia thành:

+ Ký sinh trùng tạm thời: Ký sinh trùng chỉ sống trong thời gian ngắn để lấy thức ăn và sinh đẻ ở đó.

+ Ký sinh trùng vĩnh viễn: Ký sinh trùng sống lâu dài và cả đời trên vật chủ. Ví dụ: Trichinella spiralis.

III. CÁCH XÂM NHIỄM CỦA KÝ SINH TRÙNG VÀO CƠ THẾ KÝ CHỦ

Ký sinh trùng ở dạng mầm bệnh đã xâm nhiễm vào cơ thể vật chủ bằng nhiều cách:

1. Mầm bệnh theo thức ăn, nước uống qua miệng và xâm nhập sâu vào cơ thể. Ví dụ: trứng giun đũa, giun tóc, nang ấu, cấu trùng… đều theo thức ăn nước uống, rau, cỏ rồi qua miệng vào hệ tiêu hoá hoặc tiếp tục di hành vào các nơi khác trong cơ thể để phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành.

2. Mầm bệnh qua da vật chủ theo các phương thức sau:

+ Ký sinh trùng tự động qua da. Ví dụ: ấu trùng giun móc (Ancylostoma), ấu trùng giun thận lợn (S.dentatus)… có thể xuyên qua da vật chủ và xâm nhập sâu vào các cơ quan trong cơ thể để phát triển thành giun trưởng thành.

+ Ký sinh trùng thông qua ký chủ trung gian hút máu để xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Ví dụ: ký sinh trùng sốt rét (P.vivax), ấu trùng giun chỉ… xâm nhập vào người khi muỗi hút máu. Tiên mao trùng (Trypanosoma evansi) xâm nhập vào trâu, bò, ngựa khi ruồi trâu, mòng hút máu.

3. Mầm bệnh được truyền lây qua tiếp xúc giữa con vật bị bệnh và con vật khoẻ. Ví dụ: Trichomonas của ngựa được truyền lây khi giao phối.

4. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể từ khi còn là bào thai trong cơ thể mẹ:

Mẩm bệnh ký sinh trùng xâm nhập vào mẹ, theo tuần hoàn vào bào thai, súc vật khi mới đẻ đã bị nhiễm. Ví dụ: giun đũa bè nghé (N. vitulorum), giun đũa chó (Toxocara canis).

Chúng ta cần biết đường xâm nhập của từng loài ký sinh trùng để có những biện pháp phòng trừ thích hợp.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Bệnh Ký Sinh Trùng Thú Y – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
64.48 MB