Giáo Trình An Toàn Lao Động – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình An Toàn Lao Động – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình An Toàn Lao Động “

2.1.1. Bộ Luật Lao động và các luật, pháp lệnh có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động

a) Một số điều của Bộ Luật Lao động (ngoài chương IX) có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động

Căn cứ vào quy định của điều 56 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương…” Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ 1/1/1995.

Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lí lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.

Trong Bộ Luật Lao động có chương IX về “An toàn lao động, vệ sinh lao động” với 14 điều (từ điều 95 đến điều 108) (sẽ trình bày ở phần sau).

Ngoài ra trong Bộ Luật Lao động còn có nhiều điều thuộc các chương khác cùng để cập những vấn đề có liên quan đến BHLĐ. Dưới đây là nội dung cơ bản của một số điều chính:

– Điều 29, chương IV quy định hợp đồng lao động, ngoài các nội dung khác phải có nội dung điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 39, chương IV quy định một trong nhiều trường hợp về chấm dứt hợp đồng là: “Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc”.

Điều 46, chương IV quy định một trong những nội dung chủ yếu của thoả ước tập thể là an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 68, tiết 2, chương VII quy định việc rút ngắn thời gian làm việc đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Điều 69 quy định số giờ làm thêm không được vượt quá trong một ngày và trong một năm.

– Điều 71, chương VII quy định thời gian nghỉ ngơi trong thời gian làm việc, giữa hai ca làm việc.

– Điều 83, chương VIII quy định một trong những nội dung chủ yếu của nội quy lao động là an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc.

Điều 84, chương VIII quy định các hình thức xử lí người vi phạm kĩ thuật lao động trong đó có vi phạm nội dung an toàn vệ sinh lao động.

Điều 113, chương X quy định không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại đã được quy định.

Điều 121, chương XI quy định cấm người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại theo danh, mục quy định.

Điều 127, chương XI quy định phải tuân theo những quy định về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với người tàn tật.

– Điều 143, tiết 1, chương XII quy định việc trả lương, chi phí cho người lao động trong thời gian nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Tiết 2 quy định chế độ tử tuất, trợ cấp thêm một lần cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được nhận.

b) Một số luật, pháp lệnh có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động

Tuy nhiên Bộ Luật Lao động cũng chưa có thể để cập mọi vấn đề, mọi khía cạnh có liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động, do đó trong thực tế còn có nhiều luật, pháp lệnh với một số điều khoản có liên quan đến nội dung này. Trong đó cần quan tâm đến một số văn bản pháp lý sau đây:

– Luật Bảo vệ môi trường (1993) với những điều 11, 19, 29 đề cập đến vấn đề áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch; vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu máy móc, thiết bị; những hành vi bị nghiêm cấm… có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và cả vấn đề an toàn vệ sinh lao dộng trong doanh nghiệp ở những mức độ nhất định.

– Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989) với các điều 9, 10, 14 đề cập đến vấn đề vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất, vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt; vệ sinh trong lao động. Các yếu tố này có thể gây mất an toàn, vệ sinh hoặc ô nhiễm môi trường cần xử lí nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động và mọi người xung quanh.

– Pháp lệnh quy định việc quản lí Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (1951).

Tuy cháy trong phạm vi vĩ mô không phải là một nội dung của công tác BHLĐ, nhưng trong doanh nghiệp, cháy nổ thường do mất an toàn, vệ sinh gây ra, do đó vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ với nhau và đều là những nội dung kế hoạch BHLĐ của doanh nghiệp. Cho nên trong Pháp lệnh và các văn bản có liên quan của Chính phủ đều nêu rõ nghĩa vụ của thủ trưởng đơn vị và toàn thể công nhân viên chức và những việc cụ thể cần phải làm về phòng cháy, chữa cháy.

Luật Công đoàn (1990). Trong Luật này trách nhiệm và quyền Công đoàn trong công tác BHLĐ được nêu rất cụ thể trong điều 6, chương II, từ việc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật BHLĐ, xây dựng tiêu chuẩn quy phạm ATLĐ, VSLĐ đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục BHLĐ cho người lao động, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHLĐ, tham gia điều tra tai nạn lao động…

– Luật hình sự (1999). Trong đó có nhiều điều với tội danh liên quan đến ATLĐ, VSLĐ như điều 227. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động…; Điều 229. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 236, 237 liên quan đến chất phóng xạ; Điều 239, 240 liên quan đến chất cháy, chất độc và vấn đề phòng cháy…

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình An Toàn Lao Động – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
8.91 MB

Có thể bạn quan tâm