Chỉ Dẫn Thiết Kế Nền Nhà Và Công Trình – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Chỉ Dẫn Thiết Kế Nền Nhà Và Công Trình – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 9 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Chỉ Dẫn Thiết Kế Nền Nhà Và Công Trình – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF ”

Phần 1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Chỉ dẫn này được soạn ra nhằm phát triển chương “Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình” – СНиП.ІІ-15-74, và dùng để thiết kế nền nhà và các công trình công nghiệp, nhà ở, nhà công cộng thuộc tất cả các lĩnh vực xây dựng, trong đó có xây dựng đô thị, nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải.

Chỉ dẫn này không xét những vấn đề thiết kế nền của cột đường dây tải điện cao thế, nên cầu cống.

– 1.2 (1.1) – Tiêu chuẩn này phải được tuân thủ khi thiết kế nền nhà và công trình.

Chú thích: Trừ phần 2 “Tên đất nền”, tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế nến của công trình thủy lợi, cầu đường, sân bay xây trên đất đóng băng vĩnh cửu, cũng như nền móng cọc, trụ sâu và móng máy dưới tải trọng dộng.

– 1.3 (1.2) – Nền nhà và công trình phải được thiết kế trên cơ sở:

a) Kết quả khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn và những số liệu về điều kiện khí hậu của vùng xây dựng;

b) Kinh nghiệm xây nhà và công trình trong các điều kiện địa chất công trình tương tự;

c) Những số liệu đặc trưng cho nhà và công trình định xây, kết cấu của nó và tải trọng tác dụng lên móng cũng như các điều kiện sử dụng sau này;

d) Điều kiện xây dựng địa phương;

đ) So sánh tính kinh tế – kỹ thuật của các phương án giải pháp thiết kế để chọn giải pháp tối ưu, nhằm tận dụng đầy đủ nhất các đặc trưng biến dạng và đặc trưng bền của đất và các tính chất cơ lý của vật liệu làm móng (hoặc các phần ngầm khác của kết cấu), có kèm việc đánh giá các giải pháp theo chi phí quy đồng.

-1.4. (1.3) – Nghiên cứu địa chất công trình của đất nền dưới nhà và công trình phải được tiến hành theo đúng yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy phạm về xây dựng, về khảo sát xây dựng và nghiên cứu đất cho xây dựng cũng như phải tính đến đặc điểm kết cấu và đặc điểm sử dụng nhà hoặc công trình.

1.5. Công tác khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn phải được thực hiện theo đúng yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy phạm sau:

a) Nguyên tắc cơ bản về khảo sát cho xây dựng (1);

b) “Quy phạm về khảo sát cho xây dựng đô thị và nông thôn” CH 211-62 và Quy phạm về khảo sát cho xây dựng công nghiệp” CH 225-6212)

c) Các tiêu chuẩn Nhà nước về thử nghiệm đất:

5181-78 – Đất. Phương pháp xác định tỷ trọng trong phòng thí nghiệm.

5182-78 – Đất. Phương pháp xác định dung trọng trong phòng thí nghiệm.

5180-75 – Đất. Phương pháp xác định độ ẩm trong phòng thí nghiệm.

12536-67 – Đất. Phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm.

5183-77 – Đất. Phương pháp xác định giới hạn lân trong phòng thí nghiệm.

10650-72 – Than bùn. Phương pháp xác định mức độ phân hủy.

12248-66 – Đất. Phương pháp xác định sức chống cắt của đất loại cát và loại sét trong điều kiện cố kết hoàn toàn ở phòng thí nghiệm.

12374-77 – Đất. Phương pháp thí nghiệm ngoài trời bằng nén tải trọng tĩnh.

17245-71 – Đất. Phương pháp xác định sức chống nén tức thời một trục trong phòng thí nghiệm.

19912-74 – Đất. Phương pháp thí nghiệm ngoài trời bằng xuyên động.

20069-74 – Đất. Phương pháp thí nghiệm ngoài trời bằng xuyên tỉnh.

20276-74 – Đất. Phương pháp xác định mô đun biến dạng ở ngoài trời bằng nén ngang (preixiómét).

23161-78 – Đất. Phương pháp xác định các đặc trưng lún ướt trong phòng thí nghiệm.

20522-75 – Đất. Phương pháp xử lý thống kê các kết quả xác định đặc tùng.

1.6. Số liệu về điều kiện khí hậu của vùng xây dựng phải lấy theo các chỉ dẫn của quy phạm về khí hậu xây dựng và địa vật lý.

1.7. Để có thể sử dụng những kinh nghiệm xây dựng, khi thiết kế nến phải có những số liệu về: điều kiện địa chât công trình của vùng xây dựng, kết cấu nhà và công trình định xây, tải trọng, loại và kích thước móng, áp lực tác dụng lên đât nền, độ biến dạng của nền và công trình đã được quan trắc.

Những số liệu trên sẽ cho phép đánh giá dầy đủ điều kiện địa chất công trình của công trình định thiết kế, trong đó có các đặc trưng của đất cho phép chọn loại và kích thước móng hợp lý nhất, chọn chiều sâu đặt móng v.v…

1.8. Để có thể tính toán được điều kiện xây dựng địa phương, phải có đầy đủ những số liệu về khả năng thi công của đơn vị xây dựng, trang thiết bị của đơn vị ấy, điều kiện khí hậu dự kiến trong thời kỳ thi công nền, móng và trong toàn bộ giai đoạn xây dựng cốt không.

Những số liệu này có thể giữ vai trò quyết định trong việc chọn kiểu móng (ví dụ như chọn nến thiên nhiên hay móng cọc), chiều sâu đặt móng, phương pháp gia cố nền v.v…

1.9. Giải pháp kết cấu của nhà hoặc công trình định thiết kế và điều kiện sử dụng sau này là những điều cần thiết cho việc chọn kiểu móng và tính toán ảnh hưởng của các kết cấu bên trên đến sự làm việc của nền và cũng là cần thiết cho sự hiệu chỉnh những yêu câu đời với độ biến dạng cho phép v.v…

1.10. Việc so sánh tính kinh tế – kỹ thuật các phương án của các giải pháp thiết kế nến và móng là cần thiết để chọn được giải pháp thiết kế tin cậy và kinh tế nhất, trừ trường hợp sau này phải hiệu chỉnh trong quá trình xây dựng với những chi phí bổ sung không thể tránh khỏi về vật tư, thiết bị và thời gian.

– 1.11 (1.4). Kết quả nghiên cứu địa chất công trình đất nền phải gồm các số liệu cần cho việc giải quyết các vấn đề.

Chọn kiểu nền và móng, xác định chiều sâu đặt móng và kích thước móng có dự kiến đến những thay đổi có thể xảy ra (trong quá trình xây dựng và sửdụng) về điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, trong đó kể cả tính chất của đất.

Tải tài liệu

1.

Chỉ Dẫn Thiết Kế Nền Nhà Và Công Trình – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
38.97 MB

Có thể bạn quan tâm