Cấu Tạo Kiến Trúc Và Chọn Hình Kết Cấu – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Cấu Tạo Kiến Trúc Và Chọn Hình Kết Cấu – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 10 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Cấu Tạo Kiến Trúc Và Chọn Hình Kết Cấu ”

Chương 1. SƠ LƯỢC CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA NHÀ VÀ SƠ ĐỒ KẾT CẤU CHỊU LỰC CỦA NHÀ DÂN DỤNG

A. CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU CỦA NHÀ DÂN DỤNG

Một ngôi nhà đều gồm nhiều bộ phận cấu tạo nên, mỗi bộ phận giữ một nhiệm vụ nhất định và có những yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, dựa vào tính chất làm việc gắn giống nhau của các bộ phận này, người ta gộp chúng thành hai nhóm chính.

Nhóm bộ phận thít nhất của nhà sẽ gánh lấy tất cả các loại tải trọng tác động lên nó để truyển xuống đất gọi là các kết cấu chịu lực. Thuộc nhóm này có các kết cấu thẳng đứng chịu lực như : tường, cột, móng v.v… và các kết cấu nằm ngang chịu lực như: dàn. vì kèo, dám, bản panen, täm dan v.v…

Nhóm bộ phận thíứ hai của nhà làm nhiệm vụ phân chia nhà thành từng không gian, bên trong cũng như bên ngoài nhà gọi là các kết cấu bao che. Thuộc nhóm này có các tường trong nhà và ngoài nhà, các vách ngăn, sàn, mái, cửa sổ, cửa đi v.v…

Có một số bộ phận nhà như tường, sàn, mái vừa đồng thời làm hai nhiệm vụ chịu lực và bao che.

Nếu kể các bộ phận cấu tạo của nhà từ dưới lên trên ta có thể gặp các bộ phận (hình 1.1):

1. Móng nhà là bộ phận kết cấu chịu lực của nhà, nằm sâu dưới mặt đất, ở bên dưới tường hay cột làm nhiệm vụ truyền sức nặng và tải trọng của nhà xuống đất. Lớp đất mà tải trọng của nhà truyền xuống gọi là nến. Nếu nhà có tầng hầm thì tường móng đồng thời là tường tầng hầm.

2. Trụ và cột thông thường là kết cấu chịu lực. Chúng tựa trực tiếp lên móng. Trụ, cột là các gối tựa dùng ở những nơi đòi hỏi truyền trực tiếp tải trọng thẳng đứng xuống móng.

3. Tường là bộ phận cấu tạo chính tạo ra không gian trên mặt đất cho nhà. Nhờ có tường mà ta phân biệt được không gian trong và ngoài nhà, giữa phòng này và phòng khác. Đôi khi tường còn làm bộ phận chịu lực, đỡ sàn, mái truyền xuống móng. Tường có thể bằng đất, gỗ, gạch, bêtông, bêtông cốt thép hay các loại vật liệu tổng hợp mới.

Theo chức năng và vị trí của nó người ta phân ra tường trong và tường ngoài, tường chịu lực và không chịu lực. Tường chịu lực nếu là tường chu vi thì gọi là tường ngoài

chịu lực, các tường chịu lực khác là tường trong chịu lực. Các tường không chịu một ai trọng nào khác ngoài trọng lượng bản thân nó và tự truyển xuống móng gọi là tường t mang. Ta còn gặp một loại tường nhẹ khác không mang lực thường tựa lên hoặc treo vào một kết cấu chịu lực khác như đầm cột gọi là tường treo. Vách ngăn giữa các phòng cũng là một loại tường treo vì nó không mang lực, tựa lên sàn nên thường mỏng mẹ. Thuộc về tường còn có các bộ phận sau: bộ tường, giằng tường. lanh tỏ, ôvăng, sẽtó, mái đua, tường chắn mái, tường bỏ trụ, nấc hay gờ tường, hốc tường v.V…

4. Bệ tường là một phần tường ngoài nằm ở chân tường sát đất giống như một vành đai phân biệt với các tường khác ở chỗ nó được làm hơi nhỏ ra hay hơi tụt vào một ít. Bệ tường thường xuyên trực tiếp chịu ảnh hưởng của độ ẩm, nước ngầm, lực va chạm, nước mưa cho nên thường được cấu tạo bằng vật liệu kiên cố, hoặc được ốp phủ bằng vật lệu bến cứng. Bệ tường còn có tác dụng làm cho ngôi nhà có vẻ vững vàng hay nhẹ nhõrn.

5. Giằng tường là một hệ thống đai bêtông dày không nhỏ hơn 7cm nằm lẫn trong các tường chịu lực chính và tường chu vi ở độ cao sát bên dưới sàn hay ngang mép ten cửa sổ, cửa đi. Giằng tường hay gặp trong nhà gạch xây hay nhà blốc làm nhiệm vụ lên kết các loại tường lại thành một hệ kết cấu không gian bảo đảm độ ổn định của bản thân tường và độ cứng chung của nhà.

6. Lanh tỏ là bộ phận dâm tường bằng gạch, bêtông cốt thép, gạch cốt thép, đôi khi bằng gỗ hay thép định hình dùng để đỡ khối tường nằm trên cửa sổ, cửa đi, tạo ren những lỗ cửa trên mặt tường.

7. Ôvăng là một tấm mái che bằng bêtông cốt thép nằm trên các cửa sổ, cửa đi ở các nhà vùng nhiệt đới dùng để che nắng, che mưa cho phòng. Để tiết kiệm vật liệu, người ta có thể kết hợp giằng tường, ôvàng, lanh tô với nhau.

8. Mái đua là phần gờ tường nhỏ ra khỏi mặt tường chu vi ở phía trên cùng của mà để tạo thành các gờ hắt nước, che cho tường khỏi bị nước mưa từ trên mái chảy xuông theo mặt tường làm ẩm mốc tường. Cũng như bệ tường, mái đua cũng có tác dụng nỹ quan kiến trúc, tạo nên một diễm mái, làm phần chuyển tiếp giữa mái và tường, tạo cho mặt nhà đỡ khô khan.

Trong các nhà mái bằng, mái đua có thể biến thành sênó, tức là một máng nước bằng bêtông cốt thép (BTCT) nhô ra phía ngoài có hình dáng như một mái che (ô văng).

9. Tường chắn mái là tường xây cao hơn mặt mái để che sống mái và bảo vệ cio người đi lại trên mái.

10. Tường bổ trụ là các tường mỏng yếu được gia tăng thêm bằng cách bỏ trụ, tức là xây những trụ lần một phần trong chiều dày tường. Phần trụ nổi ra ngoài tường gọi là phân bỏ trụ. Cũng có những bổ trụ chỉ để phân chia mặt nhà, vì mỹ quan kiến trúc mà thôi.

Tải tài liệu

1.

Cấu Tạo Kiến Trúc Và Chọn Hình Kết Cấu – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
42.79 MB

Có thể bạn quan tâm