Cấu Tạo Kiến Trúc – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Cấu Tạo Kiến Trúc – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: , Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 13 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Cấu Tạo Kiến Trúc  ”

1. CÁC BỘ PHẬN CHỊU LỰC CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH

1.1. Móng nhà

– Là chân đế của ngôi nhà để tiếp đất, là bộ phận dưới cùng để đỡ tường và cột chịu lực của ngôi nhà, nhận toàn bộ tải trọng của ngôi nhà (truyền xuống qua tường và cột) rồi truyển xuống nền đất.

Móng nhà nằm sâu dưới mặt đất, tuỳ theo tải trọng của công trình và địa chất mà móng sẽ có kích thước, hình dạng khác nhau và độ sâu khác nhau.

– Lớp đất chịu tải trọng do móng nén xuống gọi là nền móng.

1.2. Cột trụ

– Thường là kết cấu chịu lực chính, là bộ phận để gối đỡ các đầu dầm chịu lực, nhận tải trọng từ các bộ phận phía trên, truyền lực nén thẳng đứng xuống móng.

– Ngoài ra trụ và cột còn phải chịu lực uốn ngang do tải trọng của gió sinh ra.

1.3. Tường

Tường là bộ phận bao che cho nhà khỏi bị ảnh hưởng của thời tiết và môi trường ngoài nhà và để ngăn cách không gian, đóng vai trò quan trọng về hình thức kiến trúc của ngôi nhà.

– Tường có thể là kết cấu chịu lực hoặc có thể là không chịu lực.

a) Tường chịu lực

– Là tường đỡ dầm, sàn phía trên và nhận tải trọng truyển thẳng đứng xuống móng (Tường chịu lực dày tối thiểu 2 220, thông thường là xây bằng gạch đặc, mác 75, dày 220; 330; 450…).

Cũng như cột, tường chịu lực cũng phải chịu tải trọng ngang của gió. Bởi vậy khi thiết kế tường chịu lực, thường phải cấu kết tường ngang với tường dọc, hoặc tường với

dám, khung vuông góc để chống lực ngang (lực xô).

b) Tường không chịu lực

– Là loại tường không chịu bất cứ một tải trọng nào khác ngoài tải trọng của bản thân nó (loại tường này không đỡ các kết cấu chịu lực, chỉ có ý nghĩa ngăn cách không gian).

– Thường xây bằng gạch rỗng (nhẹ) dầy 110; 220.

c) Các bộ phận cấu tạo liên quan đến tường: bệ tường, giằng tường, lanh tô, ô văng, sênô, mái đua, tường chắn mái, trụ tường, gờ phào chỉ, hốc tường v.v…

c1) Bệ tường:

– Là phần tường thêm nhà, nằm ở dưới chân tường ngoài sát đất, giống như một nác vành đai phân biệt với các tường trên.

– Thường xây hơi nhỏ ra hay hơi thụt vào một ít.

Bệ tường thường xuyên bị ảnh hưởng của độ ẩm, nước ngầm, lực va chạm, nước mưa cho nên thường được cấu tạo bằng vật liệu kiên cố (gạch già, đá, bê tông, hay được ốp phủ bằng vật liệu bền cứng).

– Về mặt thẩm mỹ kiến trúc, bệ tường còn có tác dụng làm cho ngôi nhà có vẻ vững bến hay nhẹ nhõm thanh thoát.

– Thường cao bằng nền nhà và tuỳ theo tỷ lệ chiều cao nhà (Đối với nhà cao tầng, nhiều khi người ta thiết kế từ 1 đến 3 tầng dưới như một bệ tường cho toàn bộ ngôi nhà để có được một tỷ lệ thích hợp cho ngôi nhà. Lúc đó vai trò của bệ tường là các tầng đặc, hoặc là rồng ở phía dưới).

(2) Giằng tường:

– Có nhiệm vụ liên kết các loại tường ngang và dọc lại thành một kết cấu không gian vững chắc, đảm bảo ổn định bản thân tường và độ cứng chung của nhà.

– Là hệ thống đai BTCT dây ≥ 7 cm nằm lẫn trong các tường (chịu lực chính và tường chu vi).

– Thường ở độ cao sát với dưới mép sàn hoặc ngang với mép trên cửa sổ, cửa đi (vị trílanh tô).

– Giằng tường thường gặp trong nhà xây gạch hay nhà lắp ghép block.

(3) Lanh tỏ:

– Là bộ phận dẫm nhỏ nằm trên cửa, dùng để đỡ khối tường nằm phía trên lỗ cửa

– Lanh tô có thể bằng gạch, BTCT, bằng thép định hình hay có thể bằng gỗ (hiện nay chủ yếu người ta làm lanh tô bằng BTCT).

Đối với các cửa rộng (≥ 1,5 m) thì cần phải làm lanh tô BTCT.

– Lanh tô BTCT có ưu điểm là dễ làm, tăng tốc độ thi công nhanh, tiết kiệm vật liệu và đảm bảo độ bền vững lâu dài.

(4) Ô văng:

– Là bộ phận mái che nhỏ phía trên cửa sổ, cửa đi để che nắng và che mưa hắt vào cửa, vào phòng.

– Ô văng có thể là BTCT hoặc khung gỗ lợp ngói.

– Để tiết kiệm vật liệu, thi công nhanh và tăng độ bền vững người ta thường kết hợp giằng tường với lanh tô và ô văng.

(5) Mái sảnh, mái hiên:

– Là bộ phận mái che cho các lối vào nhà hay các hiên chơi, hiên nghỉ.

– Mái sảnh, mái hiên có thể là BTCT; lợp ngói; mái kính khung thép, mái tôn v.v…

Mái sảnh, mái hiên rộng lớn hơn ở văng nên kết cấu thường phải có dâm conson BTCT, hoặc bán kèo bằng thép, gỗ.

Nếu rộng nhiều thì có thể làm cột đẩm, khung hay khung thép có dây treo.

có) Mái đua (mái hắt giọt gianh):

Là phần gờ tường nhô ra hay phần mái nhỏ ra khỏi mặt tường ở phía trên cùng của nhà, che cho tường không bị nước mưa chảy xuống mặt tường làm ẩm mốc tường.

– Cũng như bệ tường, mái đua còn có tác dụng mỹ quan kiến trúc, tạo nên một diếm mái, làm phần chuyển tiếp giữa mái và tường.

-Mái đua có thể là xây gờ chỉ nhô ra, mái ngói, mái tôn hay mái bằng BTCT (trường hợp mái hắt BTCT có thể kết hợp dùng làm sênô thoát nước).

c7) Tường chắn mái:

– Là phần tường xây cao hơn điểm mái để che sống mái và bảo vệ cho người khi đi lại trên mái.

– Đối với các công trình kiến trúc hiện dại, đôi khi tường chắn mái đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ kiến trúc, nó có thể là bức tường xây cao, tạo các lỗ cửa trang trí và một không gian ước lệ cho tầng mái, với hình thức kiến trúc đa dạng để làm điểm nhấn kết thúc chiều cao công trình.

c8) Trụ tường:

Là trụ gia tăng thêm khả năng chịu lực cho bức tường, xây trụ một phần lần trong tường, một phần nhô ra khỏi tường để chống lực ngang (gió, xô đẩy) hoặc chịu tải trọng tập trung từ dầm, sàn, mái truyền xuống.

– Cũng có khi trụ tường chỉ để phân chia mặt đứng nhà vì thẩm mỹ kiến trúc mà thôi.

Tải tài liệu

1.

Cấu Tạo Kiến Trúc – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
25.74 MB

Có thể bạn quan tâm