Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 15 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh “

Chương 2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH, QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

A. MỤC TIÊU

Về kiến thức: Sau khi học xong, người học nắm được hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Về kỹ năng: Giúp cho người học hình thành thế giới quan, phương pháp luận và tư duy khoa học, cách mạng để nghiên cứu, quán triệt đúng đắn các quan điểm, đường lối của Đảng về quốc phòng, an ninh và bảo Vệ Tổ quốc.

Về thái độ: Bồi đắp, hình thành thế giới quan cách mạng, khoa học Mác xít, xây dựng lập trường chính trị kiên định, vững vàng sẵn sàng tham gia đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu phản động để bảo vệ vững chắc nền tảng lý luận khoa học của Đảng.

B. NỘI DUNG

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là những luận cứ lý luận khoa học, đúng đắn có giá trị thực tiễn to lớn để Đảng ta, Quân đội ta nghiên cứu, vận dụng trong công cuộc xây dựng Quân đội nhân dân và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh các hoạt động tấn công nhằm hạ bệ giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phi chính trị hóa đối với Lực lượng vũ trang, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu, nắm vững và bảo vệ giá trị lý luận, khoa học, thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, quan điểm về chiến tranh, quân đội và vào vệ Tổ quốc nói riêng là yêu cầu có tính cấp thiết, sống còn đối với mặt trận đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa hiện nay. Đồng thời còn là cơ sở để vận dụng xây dựng Quân đội ta, xây dựng nên quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới.

2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

2.1.1. Quan điểm trước Mác về chiến tranh

Trước Mác đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến chiến tranh, song đáng chú ý nhất là tư tưởng của một số học giả tiêu biểu của các trường phái sau.

Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) cho rằng: chiến tranh có một khía cạnh đạo đức riêng, góp phần tôn vinh giá trị cao quý của hoạt động sống của con người. Chiến tranh trắc nghiệm sức mạnh và khả năng vận hành của một quốc gia, tạo cơ hội gìn giữ đạo lý và tinh thần tự quyết của một dân tộc. Chiến tranh là hình thức xung đột căng thẳng và khốc liệt nhất; xung đột giữa các quốc gia được quyết định bởi chiến tranh. Bên cạnh việc nhận thấy chiến tranh là hình thức xung đột bạo lực cao nhất, nó kiểm tra tổng thể sức mạnh của quốc gia, Hegel còn có hạn chế cố hữa của trường phái duy tâm khi cho rằng chiến tranh là tất yếu, gắn liền với hòa bình, chiến tranh nhằm mục đích giữ gìn giá trị tinh thần quốc gia – dân tộc.

Carl von Clausewitz (1780-1831), Ông quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình. Chiến tranh là sự huy động sức mạnh không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến. Ở đây, C.Ph.Claudovít đã chỉ ra được đặc trưng cơ bản của chiến tranh đó là sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, C.Ph.Claudovít chưa luận giải được bản chất của hành vi bạo lực ấy.

2.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh

Trên cơ sở tiếp thu các hạt nhân đúng đắn, khắc phục các quan điểm sai lầm, tiêu cực của các quan điểm phi Mác xít về chiến tranh, với thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp logic và lịch sử, dựa trên những thành tựu của khoa học đương thời, các nhà kinh điển của CN Mác – Lênin đã đưa ra những luận giải đúng đắn, khoa học về chiến tranh như sau.

2.1.2.1. Khái niệm

Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: chiến tranh là kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng nó không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung, mà là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị – xã hội khác, chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang. Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định.

2.1.2.2. Nguồn gốc của chiến tranh

C.Mác và Ph. Ăngghen lần đầu tiên trong lịch sử đã luận giải một cách đúng đắn về nguồn gốc này sinh chiến tranh. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế), suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh. Đồng thời, sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp (nguồn gốc xã hội) trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh.

Tải tài liệu

1.

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
1.78 MB

Có thể bạn quan tâm