Các Bài Giảng Về Từ Pháp Học Tiếng Việt – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Các Bài Giảng Về Từ Pháp Học Tiếng Việt – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Các Bài Giảng Về Từ Pháp Học Tiếng Việt – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF ”

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN

1. DẪN NHẬP

1.1.1. Gần ba mươi năm trước (1978), chúng tôi có tiến hành khảo sát “Đôi lập Danh – Động trong môi tương quan giữa các ngôn ngữ biến tố và đơn lập” [1]. Lúc đó, các công trình của Tesnière, Fillmore, Fries, Chafe,… [2]. đã có dấu hiệu cho thấy, Ngôn ngữ học, sau giai đoạn phát đạt của Cấu trúc luận, đang quay trở về với Ngữ nghĩa học. Vì thế, trong công trình của mình, lúc đó, chúng tôi đã ý thức dành một phần cho việc đề cập đến ý nghĩa của các phạm trù từ loại.

Ba mươi năm sau, khi ngữ pháp chức năng nay vào lúc thịnh thời, nó nhằm vào ngữ nghĩa củ pháp, vào nghĩa của câu là chính nhưng thiết nghĩ cũng có thêm cơ sở để mở rộng tầm nhìn sang một địa hạt mới cho vấn đề từ loại, nhất là từ loại của một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt. Do đó hãy thử xét các từ loại cơ bản trong mối liên hệ chức năng với các phạm trù ngữ nghĩa và ngữ dụng ra sao.

Trong một thời gian, sau khi thoát ra khỏi khung mô tả ngữ pháp tiếng Việt theo lối nhìn của châu Âu, các nhà Việt rngữ học tin rằng phải có cách cư xử khác đối với tiếng Việt. Những tư tưởng mới lần lượt xuất hiện: Trước hết tiếng Việt, từ đầu thập kỷ sáu mươi, được khẳng định là một ngôn ngữ đơn lập phân tiết tính/âm tiết tính. Nguyễn Tài Cần, Thompson, Cao Xuân Hạo và một số đại diện của Việt ngữ học Xô viết đã đi tiên phong trong nhận thức này. Vài mươi năm nay, khi ngữ pháp chức năng tiếp cận với tiếng Việt, một nhà ngữ học Na Uy, Divyk H.J.J, 1984, sau đó là Cao Xuân Hạo, 1991, và những người khác đã coi tiếng Việt là một ngôn ngữ thiên chủ đề, lấy cấu trúc Đề – Thuyết là cấu trúc củ pháp cơ bản [3].

1.1.2 Qua khảo sát các từ loại tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng, khái niệm “ngôn ngữ thiên chủ để” là đúng nhưng dường như chưa đủ. Chỉ riêng với từ loại thôi, các khía cạnh chức năng của nó đã cho thấy ngữ pháp tiếng Việt có một đặc trưng rộng hơn thế. Đặc trưng ấy thể hiện ở chỗ người nói luôn luôn tham gia rất sâu vào việc điều chỉnh các quan hệ giao tiếp bằng ý thức chủ quan của mình trong sử dụng lời nói. Chúng tôi thiết nghĩ nên gọi là “tính thiên dụng pháp” cho ngôn ngữ này.

Khái niệm “Chức năng” (Function/Functional) vốn có mặt đã từ lâu trong ngôn ngữ học.

Baudouin de Courtenay ở Nga hay Ch. Bally ở Thuỵ Sĩ đã nói tới chức năng như một thuộc tính xã hội tất yếu hiện diện trong nghiên cứu ngôn ngữ. Trường phái ngôn ngữ học Praha, tuy nhấn mạnh vào nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ như một ưu tiên nhưng lại gắn nó với chức năng xã hội của ngôn ngữ, nên người ta đã gọi học phái này là “Cấu trúc-Chức năng” (Structo-Functional). N. Trubeskoj chia việc nghiên cứu âm thanh lời nói thành hai phương diện là Ngữ âm học (Phonetics) và Âm vị học (Phonology) [4]. Cái sau thuộc bình diện xã hội của chức năng ngôn ngữ. R. Jacobson coi “Phong cách Chức năng” như một kết quả tất yếu của Thi học (Poetics) [5].

Nửa sau thế kỷ 20, Chức năng luận (Functionalism) xuất hiện như một trào lưu ngữ học vừa kế thừa, vừa phủ định, vừa bổ sung cho Cấu trúc luận với những tên tuổi như Austin, Searle, Dik, Givón, Van Valin, Halliday,… Chức năng luận, một hệ thống tư duy lý luận, lấy việc nghiên cứu ngữ nghĩa cú pháp (câu/ lời) làm trọng trên nền của các Hành động ngôn từ (Speech Act), với những khía cạnh ngữ nghĩa, ngữ dụng của nó. Một loạt những khái niệm công cụ như Tình thái, Ngôn trung, Quy chiếu, Trực chỉ, Điển mẫu,… được đưa ra đã giúp người ta nhận diện được nhiều nét mới từ cơ chế hoạt động vốn rất phức tạp của ngôn từ. Chức năng luận thống nhất trong đa dạng cũng góp phần gợi ý về những cải tiến trong nghiên cứu ngữ pháp truyền thống.

1.1.3 Từ năm 1991, sau khi nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo công bố chuyên khảo: “Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng” [6], chúng tôi đã suy nghĩ xem liệu khuynh hướng nghiên cứu này, lúc đầu vốn tồn tại trên nghiên cứu cú pháp, liệu có giúp ích gì cho việc quan sát và nhận xét các phương diện ngữ pháp khác hay không. Thực tế tiếng Việt cho thấy, có nhiều điều rất đáng để suy nghĩ qua phạm trù các Từ loại trong điều kiện một ngôn ngữ đơn lập và phi hình thái. Những khai thác bước đầu cho phép chúng tôi tin tưởng ở tính khả thi của việc mở rộng tầm suy nghĩ trước đó về ý nghĩa của các từ loại tiếng Việt mà chúng tôi đã khởi sự nghiên cứu hồi cuối thập kỷ bảy mươi.

Dưới đây là một vài nghiên cứu cụ thể liên quan đếm từ loại xét từ phương diện chức năng.

1.2 MỘT GHI CHÚ NHỎ

1.2.1 Từ loại xưa nay là một vấn đề quan trọng của ngữ pháp tiếng Việt, dù truyền thống hay hiện đại. Trong công trình “Ngữ Pháp tiếng Việt (Từ loại)” (1986, 2001) [7], chúng tôi đãi cố gắng giới thiệu khá đầy đủ những mặt cơ bản liên quan đến vấn đề này, chủ yếu là hai mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp của các từ loại. Tuy nhiên, vài chục năm nay, dưới ảnh hưởng của ngữ pháp Chức năng luận (Functional Grammar), một lý luận ngôn ngữ có tính thời sự, có thể nhìn rõ hơn một số khía cạnh khác của từ loại, nhất là trên phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng của các lớp từ khi chúng được sử dụng trong lời nói, tức là trong các hành động ngôn từ (Speech Act)

1.2.2 Từ loại (Parts of Speech) là những lớp từ, loạt từ (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, liên từ, giới từ,…) được phân chia theo bản chất ngữ pháp. Theo truyền thống, bản chất ngữ pháp của từ loại được hiểu là một chùm các đặc trưng về ngữ nghĩa và ngữ pháp của mỗi phạm trù. Nó được diễn đạt bằng phương tiện ngữ pháp của mỗi loại hình ngôn ngữ. Theo đó, từ loại dễ được nhận diện bởi các đặc trưng hình thái học (với các ngôn ngữ biến tô) và cú pháp (trong các ngôn ngữ đơn lập). Trong tiếng Việt thì ý nghĩa khái quát (phạm trù), khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ (ở trong câu) chính là các tiêu chuẩn phân định từ loại.

1.2.3 Những điều trên đây thuộc về phương diện bất biến của từ loại. Đó là những thuộc tính bản chất, ổn định, thường xuyên cho mỗi lớp từ. Tuy nhiên, còn một mặt khác cũng phải được xét tới. Đó là tính khả biến của các từ loại xuất hiện một khi chúng được sử dụng trong câu như là một phần của hoạt động giao tiếp. Khi tham gia vào cơ chế ngôn giao, các từ loại bộc lộ thêm những đặc điểm mới trên phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Tải tài liệu

1.

Các Bài Giảng Về Từ Pháp Học Tiếng Việt – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
31.78 MB

Có thể bạn quan tâm