Giới thiệu giáo trình ” Bê Tông Cốt Sắc Giản Lược Tập 1 – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF ”
PHẦN THỨ NHẤT: VẬT LIỆU BÊ TÔNG CỐT SẮT
CHƯƠNG 1. Những điều tổng quát
1. ĐỊNH NGHĨA :
Bê-tông cốt sắt là một vật liệu gồm có hai phần: bê-tông và sắt. Muốn có bê-tông người ta trộn xi-măng, cát, sạn và nước theo một tỉ lệ định sẵn. Đổ bê-tông ấy vào trong một cái khuôn có đặt sắt (thường là sắt tròn) và để một thời gian cho cứng rồi tháo khuôn ra, ta sẽ có một vật liệu mới: vật liệu bê-tông cốt sắt, trong đó:
Bê-tông chịu đựng sức nén.
Sắt chịu đựng sức kéo, và đôi khi cả sức nén nữa nếu bê-tông một mình không chịu được hết.
2. LAI LỊCH:
Vật liệu này xuất hiện từ hậu bán thế kỷ thứ 19 do ông Lambot trình bày chiếc ghe của ông bằng bê-tông cốt sắt vào năm 1855 tại Hội chợ Quốc Tế ở Pháp. Sau đó, ông François Cognet thực hiện một trần nhà bằng sắt 1 bọc bê-tông, và ông Joseph Monier, một người làm vườn ở Versailles có đúc nhiều chậu cây bằng bê-tông cốt sắt để thay thế chậu gỗ (1867). Để tưởng nhớ ông này, người Đức đã đặt tên cho bê-tông cốt sắt là Monierbeton. Tuy nhiên việc áp dụng vẫn còn lẻ tẻ cho đến khi ông François Hennebique (1842-1921) xây cất cái nhà đầu tiên bằng bê-tông cốt sắt ở số 1 đường Danton (Paris) thì loại vật liệu này mới được phát triển tại Pháp. Đồng thời, Ô. William Sim-mons ở Anh, Ô. Ernest Leslie Ransonne ở Mỹ cũng phổ biến cách xử dụng bê-tông cốt sắt theo những phương pháp thực nghiệm tại hai quốc gia Anh và Mỹ.
Qua gần thế kỷ 20, phương pháp thực nghiệm được thay thế bằng phương pháp khoa học. Ở Pháp năm 1894, các ông Edmond Coignet và Napoléon de Tedes-co có gởi đến Hội Kỹ Sư một bốn thông đạt, đặt nền móng cho việc tính toán bê-tông cốt sắt. Năm 1897 Ô. Rabut bắt đầu dạy môn này tại trường Quốc Gia Kiều Lộ; Ô. Considère làm nhiều thí nghiệm về bê-tông cốt sắt và bê-tông niềng, mở đầu cho công cuộc nghiên cứu, đến nay vẫn còn tiếp tục, với ước mong tận dụng mọi khả năng áp dụng vật liệu này trong các công tác xây cất. Năm 1906, do công trình của hai ông Mesnager và Maurice Levy, một quy lệ chính thức về cách tính bê-tông cốt sắt ra đời tại Pháp, đánh dấu một kỷ nguyên mới cho thế kỷ nầy mà người ta thường gọi là thế kỷ của bê-tông cốt sắt.
3. NHỮNG TIỆN LỢI VÀ BẤT TIỆN TRONG VIỆC DÙNG BÊ-TÔNG CỐT SẮT:
Thật ra vật liệu nào cũng có ưu khu-yết điểm, nên chỉ phải tùy theo sự xử-dụng mà lựa chọn cho thích hợp. Có loại chịu đựng sức nén rất tốt nhưng chịu đựng sức kéo thì rất kém, như bê-tông chẳng hạn. Do đó, trong các công tác xây cất cần đến sự chịu đựng của những sức kéo lẫn sức nén, người ta thường dùng bê-tông cốt sắt.
Dùng vật liệu này có những cái lợi sau đây:
a) Có thể đúc theo hình thức nào tùy thích.
b) Tiết kiệm nhiều về tu bổ vì trong lúc các công-trình-sự bằng sắt phải được sơn phết theo kỳ hạn cho khỏi sét rỉ, thì trái lại các công-trình-sự bằng bê-tông cốt sắt, một khi làm xong có thể nói là không cần phải tu bổ gì cả.
c) Khỏi bị cháy, vì bê-tông cốt sắt dẫn nhiệt kém và các hệ số dãn nở của sắt cũng như của bê-tông gần bằng nhau nên dù gặp trường hợp bị cháy, người ta vẫn có thể sửa lại lớp ngoài và dùng lại được, trong lúc một công trình sự bằng sắt nếu bị cháy, thì các bộ phận phần nhiều đều bị hư cả. Nhờ vậy mà người ta có thể dùng bê-tông cốt sắt để làm các lò đúc.
d) Tính cách độc khối, vì trong các công-trình-sự bằng gỗ hoặc bằng sắt, các chiếc vật đều chịu đựng riêng rẽ, trái lại với bê-tông cốt sắt, các chiếc vật đều liên đới với nhau. Nêu một thặng sức xảy ra ở một điểm nào đó thì các điểm xung quanh chia nhau gánh vác. Thí nghiệm cho ta thấy rằng trên một trần nhà có nhiều đà, nêu một đà bị đè nặng thì các đà hai bên cũng bị cong.
e) Rất bền bỉ.
g) Có thể làm sẵn trước ở xướng đúc và đem ráp tại công trường rất tiện lợi (đan, cống v. v..).
Tuy nhiên cũng có cái bất tiện là :
a) Các công-trình-sự bằng bê-tông cốt sắt đều tương đối nặng nề, phải đúc móng cẩn thận, nên tốn kém nhiều hơn.
b) Cách thực hành phức tạp vì phải đóng khuôn cho chắc chắn và đặt sắt cho đúng với họa đồ, nhiều lúc rất tỉ mỉ.
c) Một khi làm xong rồi thì không thể sửa đổi được nữa.