Quản Lý Đô Thị Thời Kỳ Chuyển Đổi – Học Liệu Số Ebooks PDF Lưu VIP

Quản Lý Đô Thị Thời Kỳ Chuyển Đổi – Học Liệu Số Ebooks PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 1 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Quản Lý Đô Thị Thời Kỳ Chuyển Đổi – Học Liệu Số Ebooks PDF ” 

II. KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

1. Khái niệm về đô thị

Đô thị được hình dung là nơi tập trung dân cư sinh sống bằng các ngành nghề phi nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp). Đô thị là tên gọi chung của thành phố, thị xã, thị trấn. Phân tích từ ngôn ngữ có thể thấy nguồn gốc của đô thị bắt nguồn từ ba yếu tố: “thành”, “đô” và “thị”.

“Thành” có ý nghĩa về quân sự. Các thành lũy ra đời rất sớm để bảo vệ các nhà cai trị ở chế độ thị tộc hay phong kiến.

“Đô” có ý nghĩa về chính trị, là trung tâm hành chính cai trị của một vùng hay một quốc gia.

“Thị” có ý nghĩa về kinh tế, là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa.

Các đô thị hiện đại đều mang đầy đủ giá trị về kinh tế, chính trị, quân sự nêu trên. Tuy nhiên, với giá trị nào, đô thị cũng được hình thành và phát triển từ nhu cầu giao lưu của con người. Do đó, những nơi có điều kiện tốt về giao thông là những nơi thuận tiện cho việc phát triển đô thị. Trong chiếu dời đô đời Nhà Lý có đoạn viết “…

Thành Đại La là chỗ cố đô của Cao Vương, ở vào khu vực chính trung của trời đất, có cái hình thế như hổ phục rồng cháu, đúng các vị trí của bốn phương Đông Tây Nam Bắc, trước mặt và sau lưng đều có sự thuận tiện của sông núi …”. Có thể thấy các mạch núi và hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã tạo nên sự thuận tiện về giao thông trong thời bình và trở thành các chiến lũy khi xảy ra chiến tranh, nhờ đó Đông Đô, Thàng Long, Hà Nội đã là đô thị phát triển sớm nhất, trở thành thủ đô của nước ta.

Khi chủ nghĩa tư bản thế giới phát triển, các nước tư bản châu Âu đi tìm thị trường và thuộc địa, một loạt các thành phố cảng trên thế giới đã ra đời và phát triển. Thành Gia Định, từ một thành quách phong kiến khoảng 1 vạn dân đã nhanh chóng phát triển thành một thành phố cảng, một trung tâm công nghiệp và dịch vụ trên 5 triệu dân chỉ sau gần 150 năm (tính từ năm 1862).

Như vậy đô thị không chỉ là nơi tập trung dân cư phi nông nghiệp, nó còn là đấu mối giao thông, là trung tâm giao lưu về chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên cho tới nay chưa có ai đưa ra được một định nghĩa xác đáng về đô thị. Những khái niệm quá phức tạp thường khó có định nghĩa xác đáng. Do đó để xác định một cụm dân cư có phải là đô thị hay không, người ta căn cứ vào một số tiêu chí.

Ở nước ta, theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ, các tiêu chí cơ bản để phân loại đô thị gồm:

Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành,

Quy mô dân số ≥ 4.000 người,

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 2≥ 65%,

Có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đạt ≥ 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn (quy định đối với từng loại đô thị)

Mật độ dân số đủ cao (quy định cụ thể theo vùng).

Việc phân loại đô thị theo các tiêu chí này nhằm phục vụ công tác quản lý (các chính sách quản lý đô thị sẽ khác nhau tùy loại đô thị), do đó việc phân loại đô thị theo Nghị định 72/CP nêu trên liên quan tới địa giới hành chính. Trong địa giới hành chính đó có khu vực là đô thị, có khu vực là nông thôn, trong ranh giới hành chính các thành phố, thị xã, thị trấn đều có vùng nông nghiệp và nông thôn bao quanh. Như vậy, các tiêu chí đô thị theo Nghị định 72/CP không phải là đô thị thuần khiết, mà là các tiêu chí của đơn vị hành chính trong đó có đô thị đóng vai trò chủ yếu. Mặc dù vậy, vùng đất nông nghiệp bao quanh các đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng cho đô thị, vừa là khoảng cách ly, vừa là khu vực xử lý kỹ thuật vừa là khu vực dự trữ phát triển đô thị có quan hệ mật thiết với đô thị, không thể tách rời được.

Vậy thì như thế nào gọi là đô thị thuần khiết ? Trên thế giới người ta đặt ra một số tiêu chí khác để xem xét. Như ở Pháp, bên cạnh tiêu chí về “ngưỡng dân số” (số dân phải ≥ 2000), người ta có tiêu chí về “độ kết tụ”. Theo tiêu chí này, một ngôi nhà hay một công trình được coi là thuộc đô thị nếu nó cách công trình gần nhất của đô thị không quá 200m. Với các tiêu chuẩn đó có thể hình dung được sự tập trung dân cư và công trình để hình thành một khu vực đô thị thuần khiết. Đồng thời cũng thấy rõ ranh giới đô thị và ranh giới hành chính không phải là một.

2. Những quan niệm về đò thị

a) Đô thị xa hoa

Quan niệm về đô thị thay đổi theo thời đại. Trong xã hội phong kiến đô thị là nơi tập trung tầng lớp cai trị và những người giàu có với đời sống xa xỉ tạo nên bộ mặt phồn hoa ở trung tâm các thành phố. Cùng với tư tưởng trọng nông khinh thương của giới sĩ phu phong kiến, đô thị bị coi là chốn xa hoa, tiêu xài của cải của xã hội Cũng dễ hiểu, ở thời phong kiến hàng hóa chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp, phần lớn sản xuất từ nông thôn được đưa vào đô thị để tiêu dùng.

Khi chủ nghĩa tư bản ra đời, các ngành công nghiệp được hình thành ở đô thị, nhưng bên cạnh việc sản xuất ra nhiều sản phẩm, các trung tâm thành phố trở nên sầm uất và phồn hoa thì ven thành phố lại xuất hiện nhiều xóm lao động tổi tàn, nạn thất nghiệp và các tệ nạn xã hội phát triển. Bộ mặt đô thị trở nên ảm đạm, tạo nên tâm trạng lo ngại về đô thị. Từ đó đã không ít quốc gia tìm cách hạn chế sự phát triển đô thị, ngăn cản dân nhập cư vào đô thị, thậm chí còn thực hiện chính sách di dân cưỡng bức ra khỏi đô thị. Trên thực tế các chính sách như vậy đều thất bại. Bởi lẽ đô thị không phải là nơi tiêu xài bóc lột lao động từ nông thôn, là nơi sản sinh ra nạn thất nghiệp hay các tệ nạn khác, mà đô thị là nơi sản xuất ra phần lớn của cải xã hội, là nơi biểu hiện cho sự phát triển của quốc gia.

Tải tài liệu

1.

Quản Lý Đô Thị Thời Kỳ Chuyển Đổi – Học Liệu Số Ebooks PDF

.pdf
41.52 MB