Giáo Trình Cấu Tạo Kiến Trúc – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình Cấu Tạo Kiến Trúc – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 5 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Cấu Tạo Kiến Trúc ”

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC

1.1. Mục đích

Câu tạo kiến trúc là một môn học nghiên cứu chi tiết các bộ phận tạo thành ngôi nhà từ móng cho tới mái, từ đơn giản tới phức tạp của công trình dân dụng và công nghiệp.

1.2. Yêu cầu

Nắm được vị trí, tác dụng các bộ phận của ngôi nhà.

– Nắm được cách liên kết các bộ phận của ngôi nhà với nhau.

– Nắm được các phương pháp cấu tạo và quy cách vật liệu xây dựng.

– Nàm được cách phân cấp và phân loại nhà.

Biết vẽ và vận dụng sáng tạo các chi tiết cấu tạo vào từng trường hợp cụ thể.

2. KHÁI NIỆM VỀ NHÀ

Nhà là một công trình kiến trúc, được xây dựng trên mặt đất, có các phòng để phục vụ cho các nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, học tập, làm việc và sản xuất… của con người. Ngoài ra nhà còn phản ánh nhiều mặt của xã hội như: kinh tế, văn hoá… Vì vậy khi thiết kế và thi công cần đảm bảo các yêu cầu sau:

2.1. Độ bền vững

Đảm bảo ổn định, chống lại nội lực và ngoại lực. Nội lực là do bản thân công trình sinh ra, ngoại lực do tác động của bên ngoài vào.

2.2. Tiện nghi, thích dụng

Đảm bảo thoả mãn các yêu cầu sử dụng của con người: tiện nghi và thích dụng.

2.3. Kinh tế

Đảm bảo tính kinh tế, giá thành của công trình hạ, phụ thuộc vào:

Diện tích sử dụng phải hợp lý.

Kích thước phù hợp quy phạm.

– Kết cấu hợp lý, phù hợp với vật liệu, dễ thi công.

Tận dụng tốt vật liệu địa phương.

2.4. Khả năng truyền cảm

Đảm bảo khả năng truyền cảm cho toàn ngôi nhà và các bộ phận được tạo thành hợp lý, tiện lợi và đẹp.

3. PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

3.1. Phân loại công trình xây dựng

Công trình xây dựng được phân loại như sau:

3.1.1. Công trình dân dụng

– Nhà ở góm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;

– Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ, nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyển hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.

3.1.2. Công trình công nghiệp

Công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử – tin học; công trình năng lượng: công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng: công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

3.1.3. Công trình giao thông

Công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thủy; cấu; hám; sân bay.

3.1.4. Công trình thủy lợi

Hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng, đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.

3.1.5. Công trình hạ tầng kỹ thuật

Công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị.

3.2. Phân cấp công trình xây dựng

3.2.1. Các loại công trình xây dựng được phân theo cấp tại Phụ lục 1 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ (xem phán phụ lục).

Cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng.

3.2.2. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất.

4. HỆ THỐNG MÔĐUN – KÍCH THƯỚC TRONG KIẾN TRÚC

4.1. Hệ thống môdun

Để thống nhất hoá kích thước và giảm bớt loại cấu kiện thì ta có hệ thống môđun. Khi thiết kế và thi công phải theo hệ thống môđun này.

– Môđun gốc: thường dùng M = 100 mm.

– Môđun bội số: là môđun gốc mở rộng, trong kiến trúc thường dùng môđun mở rộng là: 3M; 6M; 9M: 12M; 15M… cho các kích thước của gian phòng, chiều cao của tầng nhà…

– Môđun ước số: M/2, M/5, M/10, M/20… dùng cho các kích thước chỉ tiết nhỏ như kính, tôn…

4.2. Kích thước trong kiến trúc

– Kích thước thiết kế: là kích thước của cấu kiện ghi trên bản vẽ. Hay nói cách khác là kích thước danh nghĩa trừ đi khe hở tiêu chuẩn (từ 20 – 30). Khe hở tiêu chuẩn là khe hở để trừ khi lắp cấu kiện (hình 01).

– Kích thước thực tế: là kích thước có thật của cấu kiện sau khi thi công hay sản xuất xong, kích thước này có khi lớn hơn hoặc bé hơn kích thước cấu tạo trong phạm vi sai số thi công cho phép (kíhiệu là e)

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Cấu Tạo Kiến Trúc – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
21.19 MB

Có thể bạn quan tâm