Giáo Trình Các Tổ Chức Quốc Tế – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu Free

Giáo Trình Các Tổ Chức Quốc Tế – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 7 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Các Tổ Chức Quốc Tế “

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

2.1. CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TRƯỚC NĂM 1945

Sự hình thành các TCQT hiện đại chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ 19, nhưng từ sau Thế chiến II các loại hình TCQT mới thực sự bùng nổ. Tuy nhiên, có thể tìm thấy dấu vết của mô hình TCQT giữa các nhà nước từ thời Hy Lạp cổ đại cách đây hơn hai ngàn năm khi một số tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ ra đời trong giai đoạn này cũng đã có những đặc điểm giống các TCQT đương đại.

Một trong những tổ chức đó là Liên minh Delian³ thời kỳ Hy Lạp cổ đại được thiết lập nhằm tăng cường hợp tác quân sự và Liên đoàn Hanseatic hoạt động từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 17 nhằm thúc đẩy thương mại giữa các thành viên. Đây là hai tổ chức tương đối phát triển so với các mô hình khác được hình thành trong giai đoạn này. Hơn nữa, hai tổ chức này cũng không có thể chế nào tương tự kế thừa. Hay nói cách khác, chúng thực sự độc lập chứ không phải là một phần của một tiến trình vận động phát triển nào đó.

Các hội nghị quốc tế lớn cũng được coi là một phần của tiến trình vận động hình thành các TCQT. Như vậy, khi xem xét tiến trình hình thành và phát triển của TCQT, dựa vào các sự kiện lịch sử QHQT, có thể thấy một số mốc quan trọng. Khái quát lịch sử phát triển của TCQT trước năm 1945 được chia thành các giai đoạn sau:

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1648 đến năm 1919

2.1.1.1. Hiệp ước Westphalia năm 1648

Việc ký kết Hiệp ước hòa bình Westphalia năm 1648 kết thúc cuộc Chiến tranh Ba mươi năm mang màu sắc tôn giáo giữa phe Tin lành và phe Công giáo ở châu Âu; và sau đó là Hiệp ước Utrecht năm 1713 được coi là những dấu mốc nền tảng cho sự hình thành TCQT hiện đại. Mặc dù không có một TCQT nào được thành lập bởi Hiệp ước Westphalia nhung Hiệp ước này đã chấm dứt đế chế La Mã thần thánh đánh dấu sự ra đời của hệ thống các quốc gia hiện đại, một yếu tố nền tảng quan trọng cho việc thiết lập tổ chức liên chính phủ quốc tế. Cũng như vậy, Hiệp ước Utrecht năm 1713 đã phá tan tham vọng đế quốc của một số cường quốc châu Âu và góp phần tạo ra các quốc gia độc lập mới.

Các hiệp ước này đã thiết lập nguyên tắc cho các quốc gia độc lập, đặt các nước châu Âu vào vị thế pháp lý ngang bằng nhau. Các quốc gia độc lập có quyền bình đẳng với nhau, mỗi quốc gia có chủ quyền về lãnh thổ, có quyền thực thi các chính sách đối nội và đối ngoại mà không chịu sự can thiệp từ bên ngoài được coi là nguyên tắc đầu tiên giữa các quốc gia.

Kết quả là trong suốt thế kỉ 17 và thế kỉ 18, các liên kết thường có mục tiêu kết thúc xung đột giữa các quốc gia. Ví dụ như, Bộ trưởng Pháp dưới thời Henry IV, Công tước xứ Sully, đã đưa ra ý tưởng về việc thành lập một liên bang 15 nước. Hay, William Penn năm 1693 đã đề xuất về việc hình thành một cộng đồng các quốc gia, tham gia dựa trên quan hệ ngoại thương giữa các nước.

Ngay chính trong Hiệp ước Utrecht năm 1713, dự án về “hòa bình vĩnh viễn” của Abbé de Saint-Pierre đã được đưa ra thảo luận, tập trung vào việc các nước sẽ chấp nhận sự khác biệt để có được những quyết định mang tính pháp lý. Tuy nhiên, một số nước đã không chấp thuận. Sau Hiệp ước Westphalia năm 1648, “sự kiểm soát phi tập trung do các quốc gia có chủ quyền tạo ra” đã thiết lập nền tảng cho trật tự quốc tế bình đẳng, là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của các TCQT sau này.

Tuy nhiên, đến thế kỷ 19, các TCQT mới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Mặc dù, việc các quốc gia đã trở thành các chủ thể chính trị độc lập được coi là một bước tiến quan trọng, nhưng trong suốt thế kỷ 17 và thế kỉ 18, các điều kiện tiên quyết khác trong việc hình thành TCQT vẫn chưa được chín muồi. Ví dụ như, việc liên hệ giữa các quốc gia chưa thực sự hiệu quả, chưa có nhận thức rõ rằng về các vấn đề nảy sinh từ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, cũng như chưa có ý thức về nhu cầu thể chế hóa các cơ chế để kiểm soát QHQT.

2.1.1.2. Hội nghị Vienna năm 1814

Nỗ lực nghiêm túc đầu tiên trong việc hình thành một TCQT chính qui xuất hiện tại Hội nghị Vienna (1814 – 1815). Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lãnh thổ, biên giới, Hội nghị còn bàn đến một số vấn đề kinh tế xã hội, ví dụ như việc tuyên bố xóa bỏ chế độ buôn bán nô lệ mặc dù không có lịch trình thực hiện. Tuy nhiên, họ đã soạn thảo những thỏa thuận về vấn đề sông Rhine, đưa ra việc thành lập một ủy hội kiểm soát tập trung.

Ủy hội Trung tâm về hàng hải của khu vực Rhine đã được các nước khu vực sông Rhine thành lập năm 1815 tại Hội nghị Vienna, nhằm tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa và thương mại quốc tế. Đây là mô hình đầu tiên của một TCQT hiện đại. Sau đó, các ủy hội sông quốc tế giống như Ủy hội sông Rhine đã được thành lập trong suốt thế kỷ 19 như khu vực sông Danube (1856) và sông Elbe (1821). Liên minh thuế quan Zollverein giữa các tiểu vương quốc (sau này là nước Đức) là nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên ở châu Âu… Thậm chí một số tổ chức vẫn còn tồn tại đến ngày nay².

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Các Tổ Chức Quốc Tế – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
8.35 MB

Có thể bạn quan tâm