Cơ Sở Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Trong Quy Hoạch Và Quản Lý Đô Thị – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Cơ Sở Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Trong Quy Hoạch Và Quản Lý Đô Thị – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Minh Tính Lê Thị Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Cơ Sở Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Trong Quy Hoạch Và Quản Lý Đô Thị – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF ”

Chương 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

Quy hoạch và quản lý đô thị là một trong những công cụ chủ yếu của hệ thống chính trị nhằm định hướng và kiểm soát sự tăng trưởng của đô thị. Những đồ án quy hoạch vạch ra, định hướng phát triển cả về không gian và xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Hệ thống quản lý đô thị ra những quyết định để các thành viên trong xã hội hoạt động tới một chủ đích đề ra. Mọi phương án quy hoạch, mọi quyết định trong quản lý đều dựa trên cơ sở thông tin về đối tượng nghiên cứu. Những thông tin này được thu thập, biên tập, biểu diễn sao cho thỏa mãn yêu cầu người sửdụng. Quá trình thu thập thông tin đang ngày càng được cải tiến để thông tin thu thập đầy đủ hơn, mới hơn, chính xác hơn và rẻ hơn. Công tác biên tập thông tin luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm đổi mới để khả năng truyền tải thông tin theo hướng có hiệu quả nhất. Trong quá trình này thì vấn đề biểu diễn thông tin được cơi trọng vì nó có vai trò quan trọng trong việc giao diện giữa thông tin và người sử dụng. Sản phẩm một hệ thông tin ra đời đã được cải tiến phát triển ở mọi khâu trong quá trình xử lý. Hệ thông tin có gắn yếu tố địa lý cũng có tiến trình phát triển như vậy. Ngày nay thông tin địa lý được số hóa nhờ công nghệ tin học đã làm cho hiệu quả thông tin đạt một đỉnh cao mới, mở ra một trang sử mới cho thông tin.

I. HỆ THÔNG TIN

1. Khái niệm

1.1. Tính khách quan của thông tin

Hiện nay, ở các nước có trình độ phát triển cao đã có một khối lượng thông tin lớn để phục vụ cho nhu cầu sử dụng thông tin của xã hội. Ngay cả những nước đang phát triển còn thiếu hụt khá nhiều thông tin nhưng vẫn có nhiều dữ liệu và thông tin được tạo ra. Hệ thông tin có thể hiểu là tập hợp các dữ liệu được khảo sát, thu thập, lưu trữ xử lý và sử dụng giúp cho việc lựa chọn để ra quyết định có lợi nhất cho cơn người. Nếu gọi thông tin là đầu ra thì các dữ liệu là đầu vào được thu thập bằng nhiều cách khác nhau, ở nhiều mức khác nhau, ở những vị trí khác nhau trong

nhiều thời điểm khác nhau vẽ lên một bức tranh tổng quát hay chi tiết sự vật và hiện tượng cần nghiên cứu. Trong quá trình thu thập thông tin như vậy chúng ta thường bỏ sót dữ liệu, thậm chí cả những dữ liệu quan trọng làm cho hệ thông tin phản ánh thiếu trung thực các hiện thực khách quan. Người sử dụng lại cần một hệ thống thông tin mang đầy đủ tính khách quan của nó.

1.2. Cơ cấu thông tin

Nhiều cơ quan thu thập dữ liệu và cũng nhiều cơ quan sử dụng chúng, nhiều cơ quan đã lưu trữ chúng. Những dữ liệu này được rút ra và xử lý để chiết tách thông tin khi họ cần. Nếu cơ quan thu thập dữ liệu quyết định xem dữ liệu nào đáng thu thập, thu thập chúng theo cách nào, lưu trữ chúng và xử lý ra sao mà không tham khảo những cơ quan sẽ sử dụng thông tin thì hậu quả là thông tin được tạo ra không đáp ứng đầy đủ yêu cầu sử dụng hoặc cơ quan sử dụng sẽ rất khó khăn khi phải dùng các dữ liệu đó. Nói một cách khác nếu việc thu thập thông tin mà không biết thông tin đó dùng để làm gì, mức độ đầy đủ đến đâu, độ chính xác đến mức nào thì các dữ liệu tạo ra có khi là vô ích.

Khi thu thập dữ liệu ở nhiều cấp, nhiều cơ quan, việc sử dụng lưu trữ, việc rút ra, việc xử lý và việc sử dụng dữ liệu được hợp nhất thành một hệ thông tin. Nếu chúng ta có một hệ thống thông tin hoàn chỉnh thì việc sử dụng chúng sẽ rất có hiệu quả. Như vậy là những yếu tố về người, vật, hiện tượng mà từ đó số liệu thu thập chính là nơi phát sinh thông tin, người thu thập thông tin, người lưu trữ thông tin, người chế biến thông tin và người khai thác thông tin. Mỗi liên hệ giữa các nút với nhau tạo thành hệ thống vừa có tính cơ cấu tổ chức lại vừa có tính không gian. Hình 1 chỉ ra các mối quan hệ này trong hệ thống theo một ý nghĩa tổng quát. Ở mỗi nút lại có thể chia thành nhiều cấp khác nhau, nhiều phần tử khác nhau và theo những cơ cấu nội bộ riêng.

Theo những mục tiêu cụ thể sẽ đòi hỏi nội dung và hình thức một hệ thông tin riêng. Chính vì lẽ này mà từ xưa tới nay người ta thường thiết kế hệ thống thông tin dạng chuyên đề. Ví dụ: hệ thông tin về khí hậu, hệ thông tin về thảm thực vật, hệ thông tin địa chất, hệ thông tin quy hoạch, hệ thông tin quản lý đô thị…

Ở một số nước phát triển người ta lại xây dựng hệ thông tin tổng hợp, đa chức năng. Nó có thể đáp ứng hầu hết các yêu cầu sử dụng thông tin của các cơ quan nhưng khôi lượng thông tin rất lớn và sự liên kết nội bộ giữa chúng rất khó khăn.

Tải tài liệu

1.

Cơ Sở Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Trong Quy Hoạch Và Quản Lý Đô Thị – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
17.96 MB

Có thể bạn quan tâm