Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Trung Học Cơ Sở Tập 3 Lưu VIP

Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Trung Học Cơ Sở Tập 3

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 12 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Trung Học Cơ Sở Tập 3 “

NỘI DUNG

Hoạt động dạy và học các bộ môn văn hoá là hoạt động trung tâm của nhà trường, nó chiếm hầu hết thời gian lao động của thầy, trò và cán bộ quản lý nhà trường. Hoạt động dạy và học do các lực lượng chủ yếu của nhà trường là GV, học sinh thực hiện cùng với sự tham gia, hỗ trợ của cán bộ, nhân viên trong nhà trường. Hoạt động dạy và học diễn ra liên tục trong suốt năm học. Nó đòi hỏi sự chuyên sâu của thầy và sự tích cực của trò. Hoạt động dạy và học giữ vị trítrung tâm và chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Chính vì vậy quản lý hoạt động dạy và học cũng là nội dung quản lý chủ yếu của người cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường. Người CBQL phải nhận thức đầy đủ về hoạt động dạy học, có các kỹ năng quản lý cơ bản quản lý hoạt động này trong mối tương quan với các hoạt động khác trong trường. Làm thể nào để quản lý tốt hoạt động dạy – học luôn luôn là mối quan tâm, trăn trở của những người làm công tác quản lý giáo dục.

I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG THCS

1. Khái niệm về dạy học

Muốn quản lý một hoạt động, trước hết phải hiểu rõ về hoạt động đó. Đối với hoạt động dạy học người hiệu trưởng cần hiểu rõ một số vấn đề sau:

1.1. Dạy học là một chức năng xã hội

Dạy học là một chức năng xã hội nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức và kinh nghiệm mà xã hội đã tích lũy được, nhầm biến tri thức và kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất cá nhân.

Dạy học chủ yếu là sự tác động qua lại giữa thầy và trò, làm cho trò lĩnh hội từng phần tri thức và kinh nghiệm của xã hội.

Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm đạt được mục đích dạy học.

Dạy học có ý nghĩa to lớn trong việc đào tạo nhân lực cho xã hội: Nhà trường phổ thông có nhiệm vụ giáo dục cho thế hệ trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, nhà trường phổ thông phải tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, thẩm mỹ và giáo dục lao động. Các mặt giáo dục này được thực hiện bằng nhiều con đường có mối quan hệ biện chứng với nhau: Dạy học, lao động, hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, sinh hoạt tập thể. Trong đó dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì:

Dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp học sinh thu được một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn nhất.

– Dạy học là con đường quan trọng nhất giúp học sinh phát triển năng lực trí tuệ một cách có hệ thống, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.

Dạy học là một trong những con đường chủ yếu giáo dục cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa.

1.2. Hoạt động dạy của giáo viên

Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động tổ chức điều khiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động dạy của GV không chỉ là truyền thụ tri thức, mà điều quan trọng là tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh nhằm hình thành trong mỗi học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi.

Trong giờ dạy, người thầy phải chọn lọc kiến thức cơ bản để khắc sâu; Phương pháp dạy học phải đa dạng, linh hoạt, các hình thức tổ chức dạy học phải phong phú, phù hợp với đối tượng, phục vụ đắc lực cho phương pháp dạy học.

“Dạy tốt” có nghĩa là: Thông qua sự truyền đạt nội dung trí dục, thấy chỉ đạo sự tự phát triển bên trong của trò, thầy làm cho trò biết biến “cái chỉ đạo bên ngoài” thành “cái tự chỉ đạo bên trong” của bản thân.

1.3. Hoạt động học của học sinh

Quá trình học tập là hoạt động nhận thức đặc biệt để tiến tới nắm vững tri thức, bảo lưu trong trí nhớ những chân lý sơ đẳng (sự kiện, quy tắc, số liệu, những đặc trưng, những mối phụ thuộc, mối tương quan, những định nghĩa khác nhau) và từng bước vận dụng trong cuộc sống, biết sử dụng chúng, tìm thấy chúng trong trí nhớ của mình lúc cần thiết.

Hoạt động học là hoạt động tích cực, tự lực, sáng tạo của HS (là một quá trình căng thẳng, đòi hỏi sự nỗ lực thường xuyên).

Học là thừa hưởng những giá trị mà thế hệ trước để lại. Những giá trị đó là nguyên liệu, người học phải chế biến những giá trị đó theo những quy trình nhất định, biến nó thành tài sản cá nhân. Trong quá trình chế biến đó, nhân cách con người được hình thành và phát triển.

Giờ học trên lớp học sinh phải biết cách học theo các hình thức: học tập thể cả lớp, học cá nhân, học theo nhóm…

Ngoài giờ học trên lớp, học sinh phải biết tự học.

Học tập ở học sinh phổ thông không phải là nhồi nhét, phải làm sao việc học tập trở thành một bộ phận của đời sống tâm hồn phong phú của trẻ, là nhu cầu của trẻ, có tác dụng thúc đẩy làm cho trí tuệ của trẻ thêm giàu có.

“Học tốt” có nghĩa là: Biết tận dụng sự giảng dạy và hướng dẫn của thầy, coi như một mô hình mẫu của việc xử lý đối tượng nghiên cứu, đồng thời bám chắc vào nội dung trí dục từ đó mà tự lực tổ chức việc lĩnh hội của bản thân. Như thế trong việc “học tốt” mặt khách thể (được dạy, được chỉ đạo) và mặt chủ thể của học (tự dạy, tự chỉ đạo) được huy động ở mức tối đa trong sự tác động qua lại thống nhất.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Trung Học Cơ Sở Tập 3

.pdf
9.85 MB

Có thể bạn quan tâm