Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 6 Lưu VIP

Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 6

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 6 “

I. NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ

1. Khái niệm chung về nhân cách

1.1. Định nghĩa

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách.

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học xã hội mácxít thì: “Nhân cách được hiểu là con người cụ thể, hoạt động trong xã hội và được phát triển mang tính lịch sử mà về mặt tâm lý có thể xác định như một hệ thống động của những tiến để chung, chuyên biệt và cá thể của hành vị xã hội và hành vi công việc trong cấu trúc độc nhất vô nhị, không thể lặp lại. Hệ thống này được hình thành trên cơ sở những tiền để sinh học, được hình thành trong quá trình phát triển loài người nhờ những tương tác tích cực, điều khiển xã hội với những điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện sống xã hội và luôn phụ thuộc vào tình trạng sống cá thể được bộc lộ rõ ràng trong:

– Phương thức sống tập thể.

– Tính xã hội tối đa.

– Tương tác cải biến mới trường một cách tích cực, sáng tạo với điều kiện sống,

– Thái độ có ý thức đối với hiện tượng của thế giới tự nhiên và xã hội, với những quan hệ riêng đối với môi trường và bản thân.

Tóm lại: Nhân cách là tổ hợp các đặc điểm thuộc tính tâm lý của một cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân ấy.

1.2. Bản chất của nhân cách

Theo từ Hán Việt, nhân cách là khái niệm ghép của hai từ “nhân” và “cách”;

Nhân có rất nhiều nghĩa nhưng ở đây ta dừng lại ở nghĩa nhân là người, còn từ cách có thể hiểu là tư cách, tác phong… bản chất cách là hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội mà họ tham gia và ở mỗi môi quan hệ xã hội lại có những chuẩn mực hành vi ứng xử khác nhau phù hợp theo từng lứa tuổi, giới tính, vị trí, vai trò xã hội mà mỗi người đảm nhận.

Như vậy, nhân thì có một, nhưng cách hành vi ứng xử thì có nhiều. Ví dụ: Một người là hiệu trưởng đứng đầu nhà trường nhưng đồng thời cũng là một cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục, vừa là một người con, là người vợ, là mẹ, là đảng viên, là thành viên của Hội đồng nhân dân… Ở mỗi vị trí, vai trò xã hội mà người này đàm nhận đòi hỏi những chuẩn mực hành vi ứng xử khác nhau để hoàn thành trách nhiệm, bôn phận, quyền hạn, nghĩa vụ ở từng vị trí, vai trò xã hội cụ thể.

Trong vai trò người hiệu trưởng thì phải mạnh mẽ, quyết đoán; là cấp dưới thì phải tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên; là người con thì phải hiếu thảo với cha mẹ, là người vợ phải luôn đảm đang và rất mực thủy chung, là người mẹ phải yêu thương và hết lòng vì con cái, là người đáng viên thì luôn trung thành với đường lối của Đảng, là đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuẩn mực trong lối sống và phải đại diện cho tiếng nói của nhân dân, hết lòng vì dân….

Trong thực tế, khi đánh giá một nhân cách, người ta thường gần nhân cách đó với vai trò, vị trí xã hội cụ thẻ đề xem xét như nhân cách theo nghề nghiệp (người thấy giáo, người thấy thuốc), nhân cách theo công việc, quan hệ… Từ phân tích trên ta thấy khái niệm nhân cách có những đặc trưng sau:

– Nhân cách gắn liền với một cá nhân.. Mỗi con người có một nhân cách riêng. Họ có danh tính, có những đặc điểm tâm – sinh lý, cấu tạo cơ thể riêng khác so với mọi người.

– Nhân cách phản ánh ở đó nguồn gốc xã hội ra đời, giai tầng xã hội mà người đó đang sống và hoạt động, địa phương và đền tộc nơi người đó sinh ra và lớn lên.

– Nhân cách còn phản ánh ở đó hành vi giới tính của con người.

– Nhân cách gắn liền với nghề nghiệp, mỗi nghề đòi hỏi những chuẩn mực hành vi xã hội khác nhau. Ví dụ: là một giáo viên, hành vi của người thấy giáo phải luôn mẫu mực như một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, phải “tất cả vì học sinh thân yêu”: là người thấy thuốc phải “lương y như từ mẫu”.

– Ý thức chính là hạt nhân trong nhân, cách của mỗi con người, chỉ đạo hành vi, hành động vì lợi ích của mỗi người. Để đạt được những hành vi ứng xử chuẩn mực phù hợp với vị trí vai trò xã hội mà mỗi người đảm nhận, con người luôn cần có ý thức về trách nhiệm, bốn phận, quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

– Nhân cách còn chứa đựng iòng nhân ái trong hành vi ứng xử của mình với mọi người. Lòng nhân ái hay còn gọi là “nhân bản” chính là gốc, là rường cột của nhân cách, biểu hiện ở sự nhân hậu, nhân từ, lòng khoan dung, hướng thiện… của mỗi người trong hành vi, hành động.

Như vậy, nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thể hiện ở những phẩm chất bên trong của cá nhân. mối quan hệ qua lại của cá nhân với cá nhân khác, với tập thể, xã hội, với thế giới xung quanh và mới quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hay nói cách khác: “Nhân cách bao gồm tổ hợp các đặc điểm thuộc tính tâm lý của một cá nhân. biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân ấy”.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 6

.pdf
3.48 MB

Có thể bạn quan tâm