Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 3 “
I. BỐI CẢNH CỦA THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bối cảnh phát triển của thế giới đang diễn ra theo những xu thế cơ bản là: Toàn cầu hóa; công nghiệp hóa; hiện đại hóa: kinh tế tri thức phát triển; dân chủ xã hội phát triển. Tà điểm qua vài nét cơ bản về các xu thế này.
1. Xu thế toàn cầu hóa
Trong thời đại hiện nay, xu thế toàn cầu hóa biểu hiện ngày càng rõ nét, thông qua những hiện tượng quy tụ các quá trình xuyên quốc gia, làm cho nên kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng của các quốc gia thâm nhập lẫn nhau, tổ chức lại thành những mối quan hệ xã hội, tạo ra cơ hội phát triển đối với quốc gia này nhưng lại trở thành thách thức đối với các quốc gia khác. Trước bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam không thể tách ra khỏi mọi ảnh hưởng của quá trình này, bởi muốn hay không cũng phải hòa nhập vào dòng chảy chung của thế giới hiện đại.
Toàn cầu hóa là nói đến các hoạt động, từ sản xuất đến thị trường, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục… đã vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia, một khu vực, bao hàm rất nhiều mối quan hệ của cả nhân loại, của tất cả các nước trên thế giới. Xu thế toàn cầu hóa đã mở ra nhiều cơ hội, nhiều thách thức và cả cuộc đấu tranh khá toàn diện cho các quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa vẫn tiếp tục diễn ra và ngày một gay gắt hơn.
Nến kinh tế thị trường đã làm cho Việt Nam trở nên năng động và thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế ở mức nghiêm trọng. Chấp nhận nền kinh tế thị trường. Việt Nam phải xây dựng kế hoạch phát triển sao cho vừa hội nhập được xu thế của thời đại, lại vừa không bị hòa tan vào dòng chảy chung để giữ vững định hướng XHCN. Nguyên tắc để giải bài toán phát triển là muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người XHCN. Bởi vậy, Việt Nam phải coi nên giáo dục quốc gia như một điểm nút quyết định sự chuyển động đi lên của toàn xã hội. Do đó, giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu khi đi vào xây dựng nền kinh tế thị trường.
2. Xu thế toàn cầu hóa ngày càng gia tăng
Bước vào thập kỷ 90 của thế kỉ XX, Việt Nam đã quyết định tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mô hình riêng. Đảng ta chủ trương không lặp lại những mô hình công nghiệp hóa cổ điển, mà tự tìm lấy một mô hình phù hợp với hoàn cảnh đất nước và điều kiện của thế giới ngày nay. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kiểu cổ điển phải trải qua nhiều bước, kéo dài hàng trăm năm. Ngày nay, các nước công nghiệp mới đã hoàn thành quá trình đó trong một thời gian ngắn hơn nhiều. Từ kinh nghiệm đó, chúng ta chủ trương tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa, trên nền tảng vững chắc của những công nghệ cơ bản mà tranh thủ đi tất, đi nhanh, kết hợp giữa tuần tự với nhảy vọt. Đó chính là tư tưởng mang tính chiến lược của thời đại.
Đối với Việt Nam, để có được mô hình công nghiệp hóa không lặp lại bất cứ mô hình công nghiệp hóa cổ điển nào, thì vấn đề quyết định là tạo được nguồn nhân lực đủ năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, mà trong giai đoạn hiện nay là năng lực thích nghi và làm chủ công nghệ nhập, biến nó thành công nghệ của mình.
Nến giáo dục phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa là nền giáo dục hướng vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đủ sức đưa đất nước trở thành một quốc gia công nghiệp. Mục tiêu cao nhất của giáo dục là hình thành được những nhân cách XHCN, thể hiện như một tổ hợp năng lực nội sinh cần thiết để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Thị trường là một yếu tố có ý nghĩa quyết định sự xuất hiện và tiến triển hiện tượng toàn cầu hóa từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác. Việc mở cửa để tạo ra sự liên thông giữa thị trường trong nước với thị trường thế giới không chỉ là những cơ hội hết sức quan trọng để chúng ta được tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng sự phát triển tiến bộ của thế giới, mà còn kèm theo đó là những thách thức cần phải tính đến. Vấn đề mấu chốt là chúng ta cần phải chuẩn bị những con người có đầy đủ năng lực để đáp ứng với những quy luật nghiêm khắc của thị trường.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã tạo ra những điều kiện để thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa, đồng thời nó buộc phải đổi mới tư duy giáo dục cho ngang tầm với trình độ tư duy kinh tế và tư duy kỹ thuật của thời đại. Việc đề cao yếu tố thông tin và trí thức đã dẫn đến yêu cầu các quốc gia phải xây dựng chiến lược con người, trong đó chiến lược giáo dục được đặt ở vị trí trung tâm.
Theo dự đoán, có thể thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ cao về sinh học (thế kỷ công nghệ sinh học). Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới sẽ dẫn đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, cuộc cách mạng ngành nghề trong xã hội. Bởi vậy, các quốc gia phải chuẩn bị những tiềm lực lao động cho hệ thống ngành nghề mới đang bắt đầu phát triển. Nếu không chuẩn bị tiềm lực lao động khoa học và công nghệ đủ mạnh thì đất nước sẽ lâm vào cuộc khủng hoảng nhân tài.
Trước bối cảnh đó, vai trò của giáo dục Việt Nam càng trở nên quan trọng đặc biệt trong sự phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ. Trong đó vẫn để hình thành những nhân cách xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.