Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 1 Lưu VIP

Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 1

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 1 “

II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Nhà nước CHXHCN Việt Nam được tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc sau:

1. Nhà nước CHXHCN Việt Nam, là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân

Hiến pháp Nhà nước ta nêu rõ: “Nguyên tắc tối cao của chế độ ta là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.

Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước của mình thông qua Quốc hội, Chính phủ là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Nhà nước thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, một mặt chuyên chính với kẻ thù của chủ nghĩa xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ của nhân dân; mặt khác, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ gắn liền với công bằng xã hội và phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống xã hội, thông qua hoạt động của Nhà nước. Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

Các cơ quan quyền lực nhà nước phải do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) phải được quy định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo thực sự là đại diện cho dân thực hiện quyền lực của mình, chịu sự giám sát của dân và có thể bị bãi miên khi không còn xứng đáng.

Làm thế nào để “tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân”?

– Phải có một chế độ bầu cử thực sự dân chủ, đảm bảo cho nhân dân có đủ hiểu biết và tự do lựa chọn người đại biểu cho mình. Cơ quan quyền lực phải có cơ cấu khoa học, phản ánh cơ cấu xã hội, điều hoà đúng đắn lợi ích các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, các tổ chức xã hội…

– Phải đảm bảo sự tham gia đông đảo của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước nhằm phát huy sức lực, trí tuệ của dân vào công việc nhà nước, hơn thế nữa nhằm ngăn chặn tệ quan liêu, cửa quyền vốn dễ dàng phát sinh trong quản lý nhà nước,

2. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là bộ máy thống nhất quản lý toàn xã hội về mọi mặt. Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nhưng có sự phần công rành mạch giữa các quyền

Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có sự phân công, phân nhiệm rành mạch như :

Quốc hội – quyền lập pháp.

Chính phủ – quyền hành pháp.

Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân – quyền tư pháp.

Sự phân công, phân nhiệm cụ thể và rạch ròi như vậy là để cho mỗi cơ quan công quyền thi hành có hiệu lực chức năng, quyền hạn của mình và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa ba loại cơ quan, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quyển lực nhà nước.

3. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận trong Hiến pháp: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý nhà nước.

Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm:

Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước đều do dân bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước dân. Tất cả các cơ quan hành pháp, tư pháp đều do cơ quan quyền lực nhà nước bầu và chịu trách nhiệm trước cơ quan bầu ra mình.

– Cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan cấp trên. Toàn quốc phải phục tùng Trung ương. Các quyết định của cấp trên là mệnh lệnh bắt buộc với cấp dưới.

– Các quyết định của cấp trên khí thông qua phải có sự tham khảo ý kiến của cấp dưới và các đơn vị có liên quan. Khi thực hiện, cấp dưới có quyền chủ động, sáng tạo cho phù hợp tình hình cụ thể của cơ sở.

– Thiểu số phải phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể. Mọi nhân viên phải phục tùng thủ trưởng.

Tuy vậy phải tránh hai xu hướng cực đoan:

– Xu hướng tập trung quan liêu hoặc gia trưởng độc đoán.

– Xu hướng phân tán, cục bộ, vô kỷ cương.

4. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện:

– Đảng để ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn cho hoạt động nhà nước.

Đảng quyết định các vấn đề quan trọng nhất về tổ chức bộ máy nhà nước. Nhà nước thể chế hoá các đường lối, chiến lược… thành pháp luật, kế hoạch, chương trình, mục tiêu kinh tế xã hội,…

Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các tổ chức, cá nhân đảng viên đang công tác trong các cơ quan nhà nước, thông qua việc giới thiệu đội ngũ đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhận các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng Đảng không bao biện, làm thay. Cần phải có sự phân định rạch ròi: Đảng lãnh đạo như thế nào? Nhà nước quản lý những lĩnh vực gì, để tránh sự chồng chéo trong hoạt động của Đảng và Nhà nước; mọi tổ chức của Đảng và cá nhân đảng viên dù ở cấp nào cũng phải tuân thủ pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

5. Nguyên tắc pháp chế XHCN

Nguyên tắc pháp chế XHCN là: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN.

Nội dung của nguyên tắc pháp chế XHCN:

Mọi cơ quan, tổ chức trong xã hội đều phải được tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về: nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền, trật tự thành lập.

Mọi cơ quan, tổ chức trong xã hội, mọi công dân đều phải chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nhà nước.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Bồi Dưỡng Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học – Học Phần 1

.pdf
35.84 MB

Có thể bạn quan tâm