Giáo Trình Bố Cục – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình Bố Cục – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 10 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Bố Cục “

II. Một số yêu cầu về bố cục tranh

Trong sáng tác nghệ thuật, nhân tố phong cách riêng được đặt lên hàng đầu. Nếu làm nghệ thuật mà người nào cũng giống người nào thì sẽ tạo ra sự nhàm chán, không có cả tỉnh, không có sự sáng tạo của riêng mình, mà không có sáng tạo thì không còn là nghệ thuật. Vậy nghệ thuật là phong cách và sáng tạo. Mỗi người có cách nhìn, cách đánh giá và cách nhận xét riêng. Điều đó được thể hiện trong cách vẽ, cách thể hiện trên tác phẩm của mình. Phong cách nghệ thuật không ngừng phát triển và không có đích để dùng. Bởi vậy, bố cục tranh luôn được khai thác, biến đổi theo nhiều phong cách, đa dạng với nhiều hình thức biểu hiện cảm xúc khác nhau.

Trong bố cục, không thể có sự áp đặt làm theo một khuôn mẫu sản có, mà phải luôn vươn tới nhiều ý tưởng bằng những hình thức và nội dung phong phú khác nhau để tìm ra cái mới.

Do trí tưởng tượng của từng người, hoặc trong một giấc mơ có thể ta đã tạo ra được một bố cục lí tưởng cho một nội dung đề tài đang ấp ủ. Nhưng khi vẽ thì thực tế không sao đạt được hiệu quả như đã tưởng. Mặt khác nếu chỉ tưởng tượng mà đã tự cho là hay, không qua kiểm nghiệm của mắt nhìn, không qua sự chuyển biến trên phác thảo thì dễ tạo ra một bố cục giản đơn, ít sáng tạo mang nhiều yếu tố chủ quan của sự tưởng tượng bị kích động.

Cần lưu ý sự khác biệt về cách làm việc của một số hoạ sĩ bậc thầy ở phương Đông. Họ không hề làm phác thảo trên giấy mà đặt bút là vẻ ra tranh. Bố cục tranh của họ rất độc đáo và có hiệu quả, không hề có yếu tố chủ quan của trí tưởng tượng, thiếu nghiên cứu. Ví dụ, để vẻ tôm, Tê Bạch Thạch lấy một số con tôm càng thả trong chậu sử. Hằng ngày ông ngắm nhìn kĩ càng, suy tính cách bố cục và diễn tả.

Tuy ông không làm phác thảo hay kí hoạ, nhưng vẫn thường xuyên nghiên cứu bằng quan sát dáng vẻ sinh động các chú tôm, tính toán cách bố cục, diễn tả bằng đậm nhạt, đường nét. Sự tích luỹ như trên tạo điều kiện để sáng tạo ra một bố cục mà không cần đến phác thảo. Nó vẫn là một quá trình làm việc từ cảm nhận đến đột biến và thông qua thị giác trực tiếp chứ không chủ quan sơ lược. Đó cũng là cách nghiên cứu bố cục tranh của Từ Bi Hồng khi vẻ ngựa và của một hoạ sĩ Nhật Bản khi vẽ cảnh đêm trăng.

Ông ngắm rất nhiều đêm trăng, mà không hề ghi chép. Quá trình đó là sự tích luỹ hình thể và làm bố cục trong đầu, để đến một ngày nào đó sau hàng chục đêm trăng, ông trực tiếp sáng tác mà không dựa vào phác thảo cũng không cần thắp đèn đề về trước đêm trăng như các hoạ sĩ trường phái Ấn tượng.

Bố cục mang tính cổ điển, mẫu mực, hoàn chỉnh trong lịch sử mi thuật thế giới, cả ở phương Tây lẫn phương Đông là phương pháp nghiên cứu, sắp xếp các hình thể từ trọng tâm đến các hình phụ trợ theo các đường lượn để tạo ra nhịp điệu cho tranh, đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn trong tiềm thức thấm mi con người. Mặt khác, bố cục là sự cân nhắc tính toán, điều chỉnh để tạo ra sự vững chắc, sự thuận mắt, trên bề mặt của khuôn tranh.

Bố cục cũng tạo cảm giác về sự ổn định, cảm giác về trọng lượng, về không gian, về chiều sâu bằng quy luật viễn cận, hay lớp lang, trước sau, trong ngoài. Bố cục còn là sự điều chỉnh đậm nhạt và các gam màu nhằm thoả màn tỉnh định hướng và cân bằng do thế đứng thẳng của con người trong hoàn vũ. Nó còn là sự tính toán dẫn dắt cảm xúc của người xem từ thấp đến cao, từ tiệm tiến đến cao trào và trở lại sự ổn định, v.v… tuỳ theo ý đồ tác giả bằng các quy luật cảm xúc thị giác trước tranh.

Khi chưa có máy ảnh, phim ảnh, video, tỉnh hoàn chỉnh của bố cục được thống trị trong tranh cổ điển. Từ khi có nhiều ngành nghệ thuật lân cận phát triển như sự ra đời của nghệ thuật trang trí, tranh đồ hoạ, hoạt hoạ, hoành tráng, v.v… và khi loài người phát minh được nhiều loại máy ghi hình như : máy ảnh, máy quay phim, máy photocopy, máy video thì những hiệu quả về cảm giác “như thật” được phát triển.

Ngành hội hoạ từ đó cũng phải thay đổi cấu trúc các hình tượng nghệ thuật, thay đổi các hệ thống biểu đạt. Bằng sáng tạo trên những ưu thế của con người để tạo ra cái riêng cho hội hoạ như cấu trúc hình thể của Gô-ganh, Van-gốc, Xê-dan-no, Mô-đi-li-a-ni, Ma-tit-xo, Pi-cát-xô, Bác-co, v.v… (xem tranh phiên bản) hoặc như ngựa trong tranh của Từ Bi Hồng, tôm trong tranh của Tề Bạch Thạch, người trong tranh khắc gỗ Nhật Bản. Nó mang cấu trúc đặc thù của tạo hình với nét bút lông, nét khác bằng tay độc đáo.

Dưới góc độ này nghệ thuật bố cục có ý nghĩa mở rộng hơn. Cấu trúc hình thể độc đáo, phong cách diễn đạt mở ra các hướng khác lạ có hiệu quả phản ánh được cuộc sống. Khí chất của tổ hợp nét bút và hình thế, sự hồn nhiên trong nét vẻ, tỉnh hư thực trong thể chất, chất cảm cũng nằm trong nghệ thuật bố cục một cách chặt chẻ.

Sự mở rộng về không gian, thời gian, trí tưởng tượng, v.v… cũng đồng thời tạo ra sự sáng tạo nghệ thuật bố cục tương ứng.

Thí dụ, tranh lập thể của Bác-cơ và Pi-cát-xô từ cấu trúc hình thể đến phong cách bố cục là một sự thống nhất. Tranh hoành tráng không chỉ là mở về quy mô tranh mà so với tranh trên giả, hình tượng và sự tập hợp hình tượng, bố cục tranh đều có sự đầu tư riêng biệt.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Bố Cục – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
31.98 MB

Có thể bạn quan tâm