CHƯƠNG II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BIÊN MỤC
1. LỊCH SỬ BIÊN MỤC THẾ GIỚI
1.1 Thời Cổ đại
Mục lục thư viện ra đời từ thời cổ đại (khoảng thế kỷ 17 trước công nguyên). Đó là mục lục làm trên các tấm đất sét nung, khắc trên tường, ghi trên da cừu, trên giấy papirút…. Những mục lục đầu tiên là mục lục kinh thánh của các tu viện, nhà thờ, sau đó là mục lục ở thư viện của các hoàng để Hi – La.
Nhà biên mục Hi Lạp Callimachus (thế kỷ thứ ba trước công nguyên), cùng với cộng sự là Hermippus, đã biên soạn 120 quyển mục lục của Thư viện huyền thoại nổi tiếng Alexandria (tương truyền có khoảng 400-700.000 sách), được coi là ông tổ biên mục.
Các mục lục thời bấy giờ mô tả và sắp xếp rất đơn giản: chỉ phản ánh tên tác giả (kèm theo đôi nét về tiểu sử), những từ đầu của nhan để hoặc chính văn, số dòng của một “tác phẩm” đất nung, số tấm da cừu,… vị trí của sách trên giá; và chỉ thực hiện chức năng thống kê đăng kí tài sản. Các thư viện, các tủ sách gia đình quí tộc cùng với mục lục cổ đại đã bị thất tán và huỷ diệt với các cuộc xâm lăng của La Mã và của Thổ Nhĩ kỳ.
1.2 Từ Trung thế kỷ đến thế kỷ 17
Từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 11. mục lục tu viện phát triển, được xây dựng chủ yếu dưới hình thức sách chép tay.
Sách được sao thành nhiều bản. Tu viện là công cụ giáo dục chủ yếu đồng thời cũng là nơi bảo quản và sản xuất sách. Mục lục thời kỳ này không phát triển và chỉ giữ vai trò của hồ sơ tài sản. Hoàng đế Louis the Pious (814-840) đã có công thúc đẩy việc tổ chức mục lục, ông đã ra lệnh cho các nhà thờ và tu viện phải lập danh mục các sách họ có.
Sách được sắp xếp không theo tác giả mà theo tầm quan trọng, trước tiên là ưu tiên cho các kinh thánh, cuối cùng mới đến sách thế tục. Một đặc điểm của các sưu tập là có rất nhiều sách tạp văn. đóng gộp công trình của nhiều tác giả viết về một chủ đề chung, mà mục lục lại không phản ánh nội dung của từng tác phẩm trong tập hợp đó. Đến thế kỷ thứ 9. người ta mới bắt đầu chú ý mô tả phân tích từng tác phẩm cho mỗi cuốn hay tập sách. Nổi tiếng nhất là bộ thư mục “Myriobiblion”do Photius, tộc trưởng thành Cônxtantinốp biên soạn, với gần 280 tác phẩm chứa các thông tin thư mục, tiểu sử.
Hoạt động xây dựng mục lục diễn ra sôi nổi trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 9 đến 11 với khoảng 70 công trình, mặc dầu phương pháp biên soạn rất đơn sơ. Cách sắp xếp các bản thảo chép tay trong những năm cuối đã dựa vào phân loại theo các chủ đề lớn. Có một số mục lục xếp theo trình tự bổ sung hay khổ cờ.
Mục lục chia thành 10 mục lớn: ngữ pháp, tu từ học, lôgích biện chứng (tam khoa), số học, hình học, âm nhạc, thiên văn học (tứ khoa), thần học, y học và luật học. Mục lục Thư viện Đại học Sorbonne (Pháp. 1289) là một thí dụ điển hình.
Nhờ phát minh máy in, các mục lục in bắt đầu xuất hiện. được nhân bản và phổ biến rộng rãi. Trong thời kỳ này, trình tự sắp xếp trong mục lục theo các ngành khoa học đã được khẳng định bên cạnh cách sắp xếp theo thứ tự chữ cái họ tên tác giả.
Thế kỷ 17 đánh dấu bằng sự ra đời của các mục lục chữ cái với nhiều loại tiêu đề. Cuối thế kỷ này, mục lục từ điển xuất hiện. Đó là các danh mục xếp theo vần chữ cái cho phép tìm lại một cuốn sách xuất phát từ vào nhiều điểm tiếp cận khác nhau: tên tác giả, nhan để (đối với tác phẩm khuyết danh), nhan để tập hợp (đối với một tác phẩm được biết dưới nhiều tên gọi khác nhau), chủ đề hay loại hình (đối với các tác phẩm khó nhận dạng vì thiếu tác giả và nhan đề có ý nghĩa).
Những qui tắc tổ chức mục lục chữ cái qui định sắp xếp theo họ tên tác giả và nhan đề với nhiều dạng khác nhau, kèm theo bảng tra chủ đề chữ cái, tạo điều kiện dễ tra tìm tư liệu.
1.3 Thế kỷ 18: Xuất hiện các qui tắc biên mục và mục lục phiếu
Trong thế kỷ này, nhiều qui tắc biến mục đã ra đời ở các nước khác nhau, đồng thời cũng xuất hiện các mục lục tổ chức dưới dạng phiếu cho phép cập nhật một cách thường xuyên. Nhờ vậy, có thể xây dựng các mục lục liên hợp. Lúc đầu, các mục lục phiếu chỉ nhằm mục đích sử dụng nội bộ, vì người ta ngại nếu đưa ra phục vụ công cộng thì phiếu có thể bị xáo trộn hay mất mát, sau này mới đưa ra cho người đọc tự tra tìm. Đặc biệt, từ năm 1900, các mục lục công cộng được tổ chức rộng rãi ở các thư viện Mỹ có sử dụng phiếu in của Thư viện quốc hội.
1.4 Thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20: Mục lục là công cụ để tìm kiếm. Những thử nghiệm thống nhất hoá qui tắc biên mục
Thế kỷ thứ 19 chứng kiến sự thừa nhận mục lục là công cụ để tìm kiếm thư mục, sự kết thúc của mục lục tài sản và những nỗ lực biên soạn các mục lục liên hợp. Những qui tắc biên mục đã được soạn thảo và cho đến cuối thế kỷ, nhu cầu thống nhất các qui tắc trên qui mô quốc gia xuất hiện. Những cuộc hội nghị quốc tế của các nhà lưu trữ học và thư viện học vào những năm 1900 và 1910 đều hưởng ứng ý kiến xây dựng những qui tắc cố định và thống nhất, mặc dầu có lúc ý tưởng này đã bị quên lãng vì bị coi là không tưởng.