Giáo Trình Bảo Tàng Học – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình Bảo Tàng Học – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình Bảo Tàng Học “

II. BẢO TÀNG Ở VIỆT NAM.

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục nói chung, sự nghiệp bảo tồn bảo tàng nói riêng. Công tác bảo tồn bảo tàng thực sự trở thành một bộ phận quá trình cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa.

Qua từng giai đoạn phát triển của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết về công tác bảo tồn, bảo tàng ở Việt Nam. Chỉ ba tháng sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù còn bận nhiều việc, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số 65 ngày 23-11-1945 quy định cụ thể việc bảo vệ tất cả các di tích lịch sử và văn hóa trên lãnh thổ nước ta.

Ngày 29-10-1957 Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định 519/TTg ghi rõ:

“Tất cả những bất động sản và động sản có giá trị lịch sử hay nghệ thuật (kể cả bất động sản hay động sản còn nằm dưới đất hay dưới nước) và những danh lam thắng cảnh ở trên lãnh thổ nước Việt Nam, bất cứ là thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, một đơn vị hành chính, một cơ quan, một đoàn thể hoặc một tư nhân, từ nay đều đặt dưới chế độ bảo vệ của Nhà nước”. Văn bản pháp chế quan trọng này có tác dụng to lớn trong công tác bảo tồn bảo tàng ở nước ta.

Thông qua công tác điều tra, phát hiện di tích, ngành bảo tồn bảo tàng nắm được những số liệu cơ bản, để xây dựng kế hoạch quản lý lâu dài, đồng thời từng bước nâng cao ý thức quý trọng di tích lịch sử, văn hóa cho đông đảo quần chúng.

Sau khi tiến hành nghiên cứu, phân loại, nhiều di tích có giá trị tiêu biểu được xếp hạng do các tổ chức Nhà nước quản lý, bảo vệ. Ngày 3-9-1958 trên cơ sở tiếp thu, cải tạo bảo tàng Lu-i Phi-nô (Louis Finot) ở Hà Nội, Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã ra đời với nội dung hoàn toàn mới. Hiện nay Bảo tàng Lịch sử là một trong những cơ quan nghiên cứu khoa học, nơi gìn giữ, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật về lịch sử Việt Nam.

Ngày 6-1-1959 Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam được khánh thành và đón khách tham quan.

Tiếp theo đó, một số bảo tàng khác lần lượt được xây dựng như: Viện bảo tàng Quân đội, Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam v.v… Ngoài ra, chúng ta còn xây dựng được hệ thống các phòng trưng bày tại các di tích: làng Kim Liên (Nghệ An), Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), nhà sàn và nơi làm việc của Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch. Các bảo tàng khảo cứu địa phương cũng được xây dựng.

III. PHÂN LOẠI BẢO TÀNG

Trong thực tế, các bảo tàng khác nhau về loại hình, về đặc điểm kho bảo quả và khác nhau về nhiệm vụ cụ thể do xã hội quy định.

Trong hoạt động của mình, mỗi bảo tàng có quan hệ trực tiếp tới một ngành khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật cụ thể. Các ngành đó không hoàn toàn giống nhau, nên nội dung và hình thức hoạt động của các bảo tàng cũng khác nhau.

Bảo tàng cổ sinh vật học sưu tầm, bảo quản, trưng bày, những dấu tích hoá thạch của các loài động vật, thực vật đã mất đi. Bảo tàng địa chất nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày các loại khoáng sản có ích. Ngược lại, các bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, bảo tàng Dân tộc học chỉ quan tâm chủ yếu tới các di tích văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần do con người sáng tạo ra qua các giai đoạn phát triển của xã hội v.v…

Hoạt động của bảo tàng phụ thuộc vào nhiều ngành khoa học khác nhau. Các bảo tàng khảo cứu địa phương, thường sử dụng thành quả nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học tự nhiên cũng như xã hội. Vì nội dung trưng bày của nó mang tính chất tổng hợp, giới thiệu về lịch sử phát triển tự nhiên và xã hội ở một địa phương nhất định.

Các bảo tàng lưu niệm thường liên quan tới các sự kiện lịch sử trọng đại, hoặc hoạt động của các nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật. Do đó, bảo tàng lưu niệm thuộc loại hình khoa học lịch sử.

Trong thực tế, có bảo tàng xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của mọi tầng lớp xã hội. Có bảo tàng thuộc các cơ quan giáo dục nhằm mục đích giảng dạy. Có bảo tàng do các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng, nhằm phục vụ cán bộ nghiên cứu của cơ quan mình, và cán bộ nghiên cứu của một số ngành khoa học hữu quan. Sự khác biệt về chức năng xã hội của các bảo tàng biểu hiện qua việc sắp xếp vật trong phần trưng bày. Có bảo tàng trưng bày theo hệ thống. Có bảo tàng trưng bày theo chuyên đề. Có bảo tàng kết hợp cả hai nguyên tắc trưng bày trên.

Căn cứ vào nội dung và hình thức hoạt động của các bảo tàng, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa chúng với một ngành khoa học cụ thể, người ta phân thành hai loại hình cơ bản: loại hình bảo tàng khoa học tự nhiên và loại hình bảo tàng khoa học lịch sử.

Loại hình bảo tàng khoa học tự nhiên: gồm các bảo tàng tương ứng với các ngành khoa học tự nhiên như bảo tàng động vật học, thực vật học, địa chất học v.v…

Loại hình bảo tàng khoa học lịch sử: gồm các bảo tàng liên quan đến các ngành khoa học xã hội như bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, bảo tàng Quân đội, bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng kỹ thuật v.v…

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình Bảo Tàng Học – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
644.06 KB

Có thể bạn quan tâm