Giáo Trình An Toàn Lao Động Và Môi Trường Công Nghiệp – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình An Toàn Lao Động Và Môi Trường Công Nghiệp – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình An Toàn Lao Động Và Môi Trường Công Nghiệp “

Chương III. KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG

* Mục tiêu của bài

Sau bài học này (hoặc sau khi nghiên cứu chương này) sinh viên sẽ:

Định nghĩa và trình bày được các điều kiện lao động

Giải thích minh họa được các yếu tố gây chấn thương, tai nạn lao động

Giải thích được các yếu tố có hại đến sức khỏe và gây bệnh nghề nghiệp

1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TRONG LAO ĐỘNG

1.1. Điều kiện lao động

Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội, được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí tác động qua lại của trong môi trường quan hệ con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.

Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố trên.

1.1.1. Các yếu tố của lao động

Máy, thiết bị công cụ.

Nhà xưởng.

Năng lượng, nguyên liệu vật liệu.

Đối tượng lao động.

Người lao động.

1.1.2. Các yếu tố liên quan đến lao động

Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc.

Các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động.

Điều kiện lao động không thuận lợi chia ra làm hai loại:

Yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động.

Yếu tố có hại đến sức khoẻ, gây bệnh nghề nghiệp.

1.2. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động

Những yếu tố lao động xấu, có nguy cơ gây tai nạn lao động đối với người lao động, bao gồm:

1.2.1. Các bộ phận truyền động và chuyển động

Những trục máy, bánh răng, đai chuyển và các cơ cấu truyền động khác, sự chuyển động của bản thân máy, thiết bị như: ôtô, máy trục, tàu biển, xà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn gông tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt ….tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động chấn thương hoặc chết.

1.2.2. Nguồn nhiệt

Ở các lò nung, vật liệu nung, nước kim loại nóng chảy, buồng sấy, máy ép tạo hình … Nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ.

1.2.3. Nguồn điện

Theo mức điện áp, cường độ dòng điện, điện từ trường nguy cơ điện giật, điện phóng, cháy nổ hoặc tổn thương sức khoẻ

1.2.4. Vật rơi, đỗ, sập

Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao xuống, đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm, đỗ tường đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp, cây đổ, đồ hàng hóa khi sắp xếp vận chuyển.

1.2.5. Vật văng bắn

Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, gỗ đánh lại ở các máy cưa đĩa, đá văng trong nổ mìn …

1.2.6. Nỗ

➤ Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất, nổ có thể xảy ra khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị rạn nứt, phồng mớp, bị ăn mòn trong quá trình sử dụng không được kiểm định, phát hiện kịp thời.

Khi thiết bị nổ sinh ra công suất lớn phá hủy nhà xưởng, công trình gây tai nạn người xung quanh.

➤ Nổ hoá học: Là sự biến đổi về mặt hoá học của các chất diễn ra trong một thời gian ngắn, với tốc độ rất nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao áp lực mạnh làm hủy hoại vật chất, gây tai nạn đối với người trong vùng nguy hiểm.

➤ Nổ vật liệu nổ ( nổ chất nổ ): Sinh ra rất lớn, đồng thời sinh ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trong phạm vi bán kính nhất định.

➤ Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, các bọt khí nổ, kim loại lòng bắn vào người thao tác.

2. CÁC YẾU TÓ CÓ HẠI ĐẾN SỨC KHOẺ, GÂY BỆNH NGHÈ NGHIỆP

Những yếu tố do điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khoẻ người lao động, gây bệnh nghề nghiệp như vi khí hậu xấu (nhiệt độ, độ ẩm không khí, bức xạ nhiệt…) tiếng ồn, rung động, phóng xạ, bụi, các hóa chất, hơi khíđộc, các vi sinh vật có hại …

2.1 Vi khí hậu trong sản xuất

2.1.1. Khái niệm

Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp, bao gồm các yếu tố về nhiệt, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ chuyển động của không khí.

Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào quy trình công nghệ và khí hậu địa phương, tùy theo tính chất tỏa nhiệt của quy trình sản xuất, người ta phân ra thành các loại vi khí hậu sau:

Vi khí hậu tương đối ổn định: nhiệt lượng tỏa ra khoảng 20° Kcal/m³k²/1h.

Vi khí hậu nóng: nhiệt lượng toả ra lớn hơn 20° Kcal/m³k²/lh.

Vi khí hậu lạnh: nhiệt lượng toả ra nhỏ hơn 20° Kcal/m³k²/lh.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình An Toàn Lao Động Và Môi Trường Công Nghiệp – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
100.30 MB

Có thể bạn quan tâm