Giáo Trình An Toàn Lao Động Chuyên Ngành Điện – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu VIP

Giáo Trình An Toàn Lao Động Chuyên Ngành Điện – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: , Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 12 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Giáo Trình An Toàn Lao Động Chuyên Ngành Điện “

Chương 2. VỆ SINH LAO ĐỘNG

Mục đích:

– Giới thiệu cho học sinh các yếu tố gây tác hại tới sức khoẻ người lao động.

– Các biện pháp xử lý khi lao động trong môi trường có các yếu tố nguy hiểm và có hại.

Yêu cầu:

Học sinh phải nắm được bản chất của những yếu tố có hại gây chấn thương hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Nắm được các biện pháp phòng tránh, vận dụng vào quá trình học tập cũng như công tác sau này.

I. KHÁI NIỆM CHUNG

Trong các điều kiện sản xuất cụ thể, người lao động có thể tiếp xúc với những yếu tố có hại khác nhau, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của họ, các yếu tố có hại này gọi là những tác hại nghề nghiệp.

Tác hại nghề nghiệp tuỳ theo cường độ của các yếu tố có hại và mức độ tiếp xúc mà ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động ở các mức độ khác nhau như: mệt mỏi, suy nhược cơ thể, làm tăng các bệnh thông thường, rối loạn hoặc suy giảm khả năng hoạt động chức năng của các bộ phận cơ thể dẫn đến giảm khả năng lao động và gây ra các bệnh nghề nghiệp.

Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong lao động sản xuất đối với sức khoẻ người lao động, các biểu hiện nhằm cải thiện điều kiện lao động, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong điều kiện sản xuất nhằm tạo ra môi trường lao động hợp lý, không ảnh hưởng xấu tới người lao dộng, không bệnh tật và tỉnh thần lành mạnh.

II. VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT

1. Định nghĩa

Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu môi trường.

2. Các yếu tố vi khí hậu

2.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong sản xuất: lò phát nhiệt, ngọn lửa, bể mặt máy bị nóng, năng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng hoá học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời, nhiệt do công nhân sản ra…. Chính các nguồn nhiệt này đã làm cho nhiệt độ không khí lên cao, có khi lên tới 50 đến 60°C.. Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc của công nhân không được vượt qua từ 3+5°C so với nhiệt độ môi trường.

2.2. Bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt là những sóng điện từ bao gồm: tia hồng ngoại, tia sáng bình thường và tia tử ngoại. Bức xạ nhiệt do các vật thể đen được nung nóng phát ra. Khi nung nóng tới 500°C chỉ phát ra tia hồng ngoại, nung nóng đến 1800°C + 2000°C còn phát ra tia sáng thường và tia tử ngoại, nung nóng tiếp đến 3000°C lượng tia tử ngoại phát ra càng nhiều.

Về mặt vệ sinh, cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng cal/m² phút và được đo bằng nhiệt kế cầu hoặc actinometre, ở các xưởng rèn, đúc, cán thép có cường độ bức xạ nhiệt tới 5+10 kcal/m² phút (tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 1 kcal/m².phút).

2.3. Độ ẩm

Là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gam trong một mét khối không khí hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm cột thuỷ ngân.

Về mặt vệ sinh thường lấy độ ẩm tương đối là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa để biểu thị mức ẩm cao hay thấp. Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối nơi sản xuất nên trong khoảng 75+85%.

2.4. Vận tốc chuyển động không khí

Vận tốc chuyển động không khí được biểu thị bằng m/s. Theo Sacbazan giới hạn trên của vận tốc chuyển động không khí không được vượt quá 3m/s, trên 5 m/s gây kích thích bất lợi cho cơ thể.

3. Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người

Nhiệt độ không khí và sự lưu chuyển không khí quyết định sự trao đổi nhiệt bằng đối lưu, bề mặt các vật rắn như tường, trần sàn, máymóc… quyết định sự trao đổi nhiệt bằng bức xạ, độ ẩm không khí và nhiệt độ quyết định sự trao đổi nhiệt bằng bay hơi mồ hôi. Biết được các điều kiện vi khí hậu để tìm biện pháp thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể duy trì được sự cân bằng nhiệt thuận lợi.

3.1. Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng

Biến đổi về sinh lý: Khi thay đổi nhiệt độ, da, đặc biệt là da trán rất nhạy cảm đối với nhiệt độ không khí bên ngoài. Biến đổi về cảm giác nhiệt của da trán như:

28°C + 29°C                                      cảm giác lạnh.

29°C + 30°C                                      cảm giác mát.

30°C +31°C                                       cảm giác dễ chịu.

31,5°C + 32,5°C                                cảm giác nóng.

32,5°C + 33,5°C                                cảm giác rất nóng.

Thân nhiệt (ở dưới lưỡi) nếu thấy tăng thêm 0,3 + 1°C là cơ thể có sự tích nhiệt. Thân nhiệt ở 38,5°C được coi là nhiệt báo động, có sự nguy hiểm, sinh chứng say nóng.

Chuyển hoá nước: Cơ thể người hàng ngày có sự cân bằng giữa lượng nước ăn uống vào và thải ra; ăn uống vào từ 2,5 + 3 lít và thải ra khoảng 1,5 lít qua thận, 0,2 lít qua phân, lượng còn lại theo mồ hôi và hơi thở ra ngoài.

Làm việc trong điều kiện nóng bức, lượng mồ hôi tiết ra có khi từ 5 đến 7 lít trong một ca làm việc, trong đó mất đi một lượng muối ăn khoảng 20 gam, một số muối khoáng gồm các ion Na, K, Ca, Fe, I và một số sinh tố C, B, PP. Do mất nước nhiều, tỉ trọng máu tăng lên, tim phải làm việc nhiều để thải lượng nhiệt thừa của cơ thể. Vì thế nước qua thận còn 10 + 15% so với bình thường, nên chức năng thận bị ảnh hưởng. Mặt khác, do mất nước nhiều nên phải uống nước bổ sung làm cho dịch vị bị loãng ra, làm mất cảm giác thèm ăn và ăn mất ngon, chức năng thần kinh bị ảnh hưởng làm giảm sự chú ý, giảm phản xạ, kéo dài thời gian phản ứng nên dẫn tới dễ bị tai nạn.

Tải tài liệu

1.

Giáo Trình An Toàn Lao Động Chuyên Ngành Điện – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
25.27 MB